Sửa Nghị định 43 về nhãn hàng hóa
![]() |
Pin sạc điện thoại di động nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng ghi sẵn các thông tin về doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Vụ việc do Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ năm 2019. Ảnh: T.Bình. |
Gian lận xuất xứ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế
Tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019, Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ “Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 1/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa để kịp thời ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo ghi nhãn, xuất xứ Việt Nam”.
Thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã lấy ý kiến đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 43, thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43.
Sau khi nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 43.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, thời gian gần đây các hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam liên tục gia tăng, với nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Điển hình như: gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ trong nước; gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam; chuyển tải bất hợp pháp để xuất khẩu.
Việc gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã và đang ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ăn chân chính, mất đi thương hiệu Việt Nam, gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế nước ta.
Vì vậy, nhằm phát triển bền vững xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam góp phần bảo vệ và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực liên quan, Chính phủ đã Nghị quyết số 119/NQ-CP về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, trong đó có nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43.
Cũng theo Bộ Khoa học và Công nghệ, để thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 119/NQ-CP đặt ra, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Cụ thể, các cơ quan chức năng cũng như các bộ, ngành cần tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Đối với việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, tổng hợp các ý kiến đề xuất của các bộ, ngành, doanh nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định. Trong đó có việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Nghị định gồm đại diện các bộ, ngành, lĩnh vực có liên quan để thống nhất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung đúng theo trình tự quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tài chính đóng góp nhiều ý kiến
Từ công tác quản lý và kết quả đấu tranh thời gian qua, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đã có nhiều đề xuất, kiến nghị Chính phủ trong thực hiện các biện pháp ngăn chặn vi phạm về xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Liên quan đến dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43 đang được hoàn thiện, mới đây, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) tiếp tục có nhiều nội dung góp ý nhằm khắc phục những bất cập về ghi nhãn, chống gian lận xuất xứ và chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Theo Bộ Tài chính, quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo nghị định, nhiều nội dung góp ý đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp thu như: quy định đối với hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa nhận khẩu gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, một số ý kiến liên quan đến nhãn hàng hóa, ghi xuất xứ hàng hóa cần được đưa vào dự thảo nghị định.
Như, khoản 2 dự thảo nghị định quy định “Đối với hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam trên nhãn gốc bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng ngước ngoài hoặc tiếng Việt trước khi thông quan”.
Bộ Tài chính đề nghị sửa lại nội dung này thành “Đối với hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam trên nhãn gốc bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt trước khi thông quan”.
Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa thiếu các thông tin bắt buộc thì tổ chức, cá nhân phải bổ sung các thông tin còn thiếu theo quy định trước khi thông quan hàng hóa…
Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị bỏ đoạn “Trường hợp nhãn gốc hàng hóa không thể hiện xuất xứ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa thì bắt buộc phải thể hiện nội dung này trong hồ sơ nhập khẩu kèm theo hàng hóa”.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến về cách ghi xuất xứ hàng hóa để rõ ràng, minh bạch trong quá trình thực hiện. Cụ thể: “a) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành về xuất xứ hàng hóa hoặc xác định trước xuất xứ hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ Việt Nam thì ghi một trong các cụm từ sau: “Origin: Vietnam”, “Made in Vietnam”, “Produced in Vietnam”; “Product of Vietnam” hoặc cụm từ “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “chế tạo tại Việt Nam”, “nước sản xuất: Việt Nam”, “Xuất xứ: Việt Nam”…
Vừa qua, Cục KTSTQ đã thu thập thông tin, xác định dấu hiệu rủi ro đối với 150 doanh nghiệp. Từ đầu năm 2021 đến nay, đã hoàn thành KTSTQ đối với 31 doanh nghiệp, truy thu thuế và xử phạt vi phạm gần 7 tỷ đồng. |
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan

Hải quan khu vực VIII chống gian lận thương mại xuất xứ hàng hóa
07:15 | 09/05/2025 Hải quan

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
10:39 | 08/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hải Dương tạm giữ và tiêu hủy hàng loạt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
21:40 | 03/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng
08:44 | 09/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính
21:29 | 08/05/2025 Đối thoại

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”
08:49 | 08/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư
11:36 | 06/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D
20:01 | 04/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Xuất hóa đơn giá trị gia tăng với dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị- Chi Lăng
07:56 | 04/05/2025 Đối thoại

Thủ tục, chính sách đối với hàng thay đổi mục đích sử dụng
07:51 | 04/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Công ty có hoạt động xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế GTGT 0%
16:20 | 03/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hóa chất cơ bản thuộc đối tượng giảm thuế GTGT
16:07 | 03/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hướng dẫn khai báo tên người xuất khẩu trên tờ khai hải quan nhập khẩu
09:00 | 30/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hộ, cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
10:29 | 29/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Gỡ vướng nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
09:40 | 29/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Áp thuế là công cụ hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ đồ uống có đường
09:28 | 29/04/2025 Chính sách thuế, hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Ngành Thuế tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 5

Giá điện tăng 4,8% mỗi kWh

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Ngành Thuế tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 5

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”
