Sửa đổi, bổ sung các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán
Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán đang được sửa đổi, bổ sung. Ảnh: Internet. |
So với Nghị định 156/2020/NĐ-CP, dự thảo Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định 156, qua đó làm rõ thêm các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Dự thảo quy định, tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán khi có hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:
Một là, trường hợp tại một thời điểm người có thẩm quyền phát hiện tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý thì xử phạt một hành vi vi phạm hành chính có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại dự thảo Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
Hai là, trường hợp tổ chức, cá nhân không hoặc chậm công bố thông tin, báo cáo nhiều tài liệu phải công bố, báo cáo tại cùng một thời điểm theo quy định thì bị xử phạt về một hành vi không hoặc chậm công bố thông tin, báo cáo theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
Ba là, trường hợp tổ chức, cá nhân không báo cáo về việc dự kiến giao dịch trong tháng, bao gồm cả giao dịch mua và bán với giá trị chứng khoán giao dịch khác nhau thì xác định khung phạt theo tổng giá trị mua hoặc tổng giá trị bán cao nhất trong tháng đó.
Bốn là, trường hợp tại một thời điểm người có thẩm quyền phát hiện tổ chức, cá nhân không báo cáo về việc dự kiến giao dịch, giao dịch ngoài khoảng thời gian Sở GDCK Việt Nam hoặc công ty con công bố thông tin hoặc vượt quá giá trị đăng ký trong các tháng khác nhau với giá trị chứng khoán giao dịch khác nhau thì xử phạt theo tổng giá trị chứng khoán giao dịch của các tháng mà tổ chức, cá nhân vi phạm và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
Năm là, trường hợp tại một thời điểm người có thẩm quyền phát hiện tổ chức, cá nhân không báo cáo về kết quả giao dịch, báo cáo không đúng thời hạn về kết quả giao dịch trong các tháng khác nhau với giá trị chứng khoán giao dịch khác nhau thì xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
Sáu là, trường hợp tại một thời điểm người có thẩm quyền phát hiện tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều giao dịch dẫn tới có sự thay đổi liên tục về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng, khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi không còn là cổ đông lớn, nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng nhưng không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn thì xử phạt về một hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
Về nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền, dự thảo Nghị định giữ nguyên mức phạt như quy định tại Nghị định 156/NĐ-CP (mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân).
Tuy nhiên, dự thảo Nghị định này bổ sung quy định: Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Đồng thời, khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì được áp dụng mức thấp nhất của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì được áp dụng mức cao nhất của khung tiền phạt.
Về nguyên tắc áp dụng các hình thức đình chỉ hoạt động chứng khoán, dự thảo quy định: khi xác định thời hạn đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
Thời hạn đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán cụ thể đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là mức trung bình của khung thời hạn được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì được áp dụng mức ngắn nhất của khung thời hạn; nếu có tình tiết tăng nặng thì được áp dụng mức dài nhất của khung thời hạn.”
Tin liên quan
Vì sao 9 doanh nghiệp đại lý hải quan có thể bị dừng hoạt động?
15:26 | 27/10/2024 Hải quan
Khởi tố 2 vụ buôn lậu “khí cười”
08:12 | 25/10/2024 An ninh XNK
Xử lý 38.102 vụ vi phạm về kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu
15:35 | 17/10/2024 An ninh XNK
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK