Sau bạo loạn sẽ là ‘siêu lây nhiễm’ COVID-19 tại Quốc hội Mỹ?
![]() |
Đám đông người biểu tình không đeo khẩu trang ngay trước thời điểm chuẩn bị tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1. Ảnh: NYT |
Vụ chiếm trụ sở tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1 không chỉ đe dọa sự kiêu hãnh của nền dân chủ Mỹ. Với những nhà khoa học tận mắt theo dõi cảnh tượng được phát trực tiếp trên truyền hình, đám đông người đột nhập không đeo khẩu trang, đi lại tự do ở hành lang và nhiều phòng làm việc riêng tại Quốc hội có thể còn là sự kiện siêu lây nhiễm đại dịch COVID-19.
Virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh trong không gian kín, đặc biệt là ở những địa điểm tập trung đông người. Virus tồn tại, lơ lửng trong không khí trong thời gian dài. Nên ngay cả khi chỉ một vài người biểu tình cực đoan nhiễm COVID-19, virus sẽ có được cơ hội tuyệt vời để xâm lấn những nạn nhân mới.
“Vụ việc này có đủ tất cả những nhân tố mà giới khoa học cảnh báo. Mọi người hò hét, hô hào, gào thét – đều là những thứ tạo điều kiện để virus lây lan qua giọt bắn và virus sẽ không bỏ qua những cơ hội này”, Anne Rimoin, chuyên gia dịch tễ học tại Đại học California ở Los Angeles nhìn nhận.
Tổng thống Trump có thiên hướng xem nhẹ tính chất nghiêm trọng của đại dịch. Rất nhiều người biểu tình ủng hộ ông đột nhập vào trụ sở Quốc hội không đeo khẩu trang, không có ý thức thực hiện giãn cách xã hội.
Dưới điều kiện như vậy, tụ tập đông người trong không gian kín có thể đã dẫn đến một ổ dịch lây lan nhanh. Khó khăn nằm ở chỗ, rất khó để truy vết nguồn gốc lây nhiễm một khi ổ dịch xuất hiện tại điện Capitol. Đám đông biểu tình đến ở nhiều bang khác nhau, xa thủ đô Washington D.C, trong khi Mỹ vẫn chưa có được phương pháp truy vết hiệu quả.
![]() |
Hạ nghị sĩ Mỹ Paul Gosar (giữa) phát biểu phản đối kết quả bầu cử bang Arizona tại phiên họp lưỡng viện Quốc hội ở Washington D.C, ngày 6/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN |
Những cuộc biểu tình ủng hộ phong trào “The Black Lives Matter” (BLM) diễn ra hồi mùa hè năm nay tại Mỹ cũng từng gây quan ngại tương tự. Nhưng nguy cơ lây nhiễm tại thời điểm được hạn chế một phần, bởi người biểu tình tập trung trên đường phố, trong không gian mở và đa số đeo khẩu trang. Còn vụ người biểu tình tràn vào Quốc hội Mỹ lại khác, kéo theo nguy cơ lây nhiễm cao.
Theo Tiến sĩ Joshua Barocas, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Boston, trong biến cố vừa qua, đã có ba nhóm lưu lại trong không gian kín với quãng thời gian dài mà không thực hiện được quy định giãn cách, gồm cảnh sát Quốc hội (USCP), người biểu tình và các nghị sĩ Quốc hội. Rất có thể đây sẽ là sự kiện siêu lây nhiễm, nhất là trong bối cảnh tại Mỹ đã xuất hiện biến thể chủng virus lây lan nhanh có nguồn gốc từ Anh.
Một số nhà khoa học đặc biệt lo ngại viễn cảnh nhiều nghị sĩ Quốc hội có thể đã phơi nhiễm với virus. Bởi họ hay những nhân viên thực thi pháp luật có nguy cơ lây sang những người khác khi cùng nhau sơ tán khỏi phòng họp Quốc hội, lánh sang những địa điểm khác trong cùng tòa nhà. Hạ nghị sĩ Cộng hòa LaTurner sáng ngày 7/1 đăng thông báo cho biết có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trước đó, ông đã ở cùng nhiều nghị sĩ khác gần như cả ngày 6/1.
Theo Hạ nghị sĩ Susan Wild, đã có hàng chục nghị sĩ trong số 400 thành viên và nhân viên Quốc hội chạy sang một phòng họp ủy ban nhưng không đeo khẩu trang ngay cả khi được đề nghị, hoặc là đeo không đúng cách. Họ tụ tập trong căn phòng này, với số người tăng lên nhanh chóng, khiến không thể bảo đảm giãn cách. Một số thậm chí còn nói to, la lớn khi bình luận về hành động của người biểu tình.
Joseph Allen, chuyên gia về chất lượng xây dựng tại Đại học Y tế cộng đồng Harvard T.H. Chan tại Boston nhận định, nguy cơ nhiễm bệnh đối với các nghị sĩ phụ thuộc vào độ thông khí trong những phòng mà họ lánh sang. Nếu phòng được thiết kế để bảo đảm an toàn, sẽ có lưu thông không khí. Nhưng nếu chỉ là nơi nghị sĩ, nhân viên tòa nhà quốc hội chạy tới với suy nghĩ tìm bất cứ điểm nào có thể trú ẩn được, không được thiết kế thông hơi, sẽ chưa thể biết chuyện gì có thể xảy ra.
Nhiều nghị sĩ trở lại phòng hợp kiểm đếm phiếu đại cử tri sau khi cảnh sát kiểm soát được tình hình, đẩy được người biểu tình ra khỏi khuôn viên tòa nhà Quốc hội. Một số bỏ khẩu trang trước khi phát biểu, một hành động được coi là không chuẩn mực, bởi đây đúng thời điểm mà họ cần phải đeo. Nói với âm lượng lớn có thể phát tán mạnh lượng giọt bắn, khí rung có khả năng mang mầm bệnh.
Tại thời điểm người biểu tình tràn vào nhà Quốc hội, đại dịch cũng đã tạo ra một cột mốc tổn thất mới: COVID-19 đã cướp đi mạng sống của gần 4.000 người Mỹ trong ngày 6/1. Con số này được cho là sẽ còn gia tăng trong thời gian tới.
Tin liên quan

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19
09:15 | 08/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Những vấn đề nan giải đối với Chính phủ Anh
06:23 | 11/08/2024 Nhìn ra thế giới

Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hải quan nâng cao hiệu quả phối hợp và hợp tác quốc tế trong phòng chống ma túy

Cưỡng chế 2 doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu

Hải quan khu vực III tích cực tham gia các hoạt động của ABAC III

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử
13:57 | 16/07/2025 Thương mại điện tử

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

Không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính

Hải quan khu vực III tích cực tham gia các hoạt động của ABAC III

Hải quan khu vực XVI tiếp nhận 4 đơn vị ở địa bàn Tuyên Quang

(INFORGRAPHICS): Ông Phạm Chí Thành làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực V

Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: Khẳng định vai trò trong cải cách hành chính

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Tập đoàn CEO đặt dấu ấn chiến lược tại Hải Phòng

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Hà Nội tung gói hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp công nghệ

Tân Cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu khung có kỹ thuật cao nhất

Ra mắt ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục XNK đầu tiên tại Việt Nam

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Chính sách thuế đối với cơ sở giáo dục công lập

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

Gần 1 tỷ USD đầu tư các bến cảng ở Lạch Huyện, Hải Phòng

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu

Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng

Lạng Sơn: Kinh tế tăng trưởng khá, ấn tượng thu ngân sách

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thu hồi dược liệu Cam thảo không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Nhiều cơ sở bị xử phạt vì bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Ép khách hàng vay kèm bảo hiểm: "Luật ngầm" cần loại bỏ

Việt Nam trong kỷ nguyên mới – An ninh mạng là trọng tâm kiến tạo niềm tin số

Nguồn cung bất động sản tăng vọt trong quý 2

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản
