Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: Khoảng cách lớn với chuỗi giá trị toàn cầu
“Tỷ lệ nội địa hóa của ngành ô tô đạt 30%- 40% với xe tải và xe trên 10 chỗ ngồi, dòng xe dưới 9 chỗ tỷ lệ nội địa hóa đạt dưới 15%. Toyota Việt Nam, DN có thị phần cao nhất Việt Nam ở dòng xe du lịch hiện có 15 nhà cung ứng, trong đó chỉ có 2 DN nội địa thực hiện cung cấp bộ dụng cụ theo xe và một số linh kiện nhựa đơn giản trên ôtô”.
Chưa chạm được sản phẩm giá trị cao
Nhận thức được tầm quan trọng của CNHT, từ năm 2011, Chính phủ đã ban hành chính sách phát triển CNHT trong nước với hệ thống văn bản: Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24-2-2011 về chính sách ưu đãi phát triển CNHT, Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26-8-2011 về Danh mục sản phẩm ưu tiên phát triển, Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17-12-2012 phê duyệt đề án trợ giúp DNNVV trong lĩnh vực CNHT.
Theo Bộ Công Thương, sau 3 năm phát triển CNHT, hiện nay sản phẩm CNHT của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa, các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và vật liệu đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu sản phẩm. Đối với các sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ khá, Việt Nam hầu như chưa đáp ứng được. Khoảng cách giữa yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia và khả năng sản xuất của các DN sản xuất nội địa vẫn còn khá lớn. Một số DN Việt Nam đã tham gia cung ứng được sản phẩm CNHT thì cũng chỉ mới quan tâm mở rộng quy mô chứ chưa quan tâm nhiều đến đầu tư chiều sâu vào công nghệ và thiết bị.
Các DN CNHT muốn phát triển và tham gia được chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia cần đáp ứng được 3 yếu tố: chất lượng ổn định, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Tuy nhiên hiện nay chỉ có một số DN trong nước đáp ứng được cả 3 yếu tố trên.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp cho biết: Trong lĩnh vực sản xuất xe máy, tỷ lệ nội địa hoá đã đạt khoảng 85-90%. Các sản phẩm linh kiện xe máy được sản xuất rất đa dạng như động cơ, bộ chế hòa khí, hộp số, phanh, dây phanh, khung, sườn xe, hệ thống giảm xóc... Mặc dù vậy hiện nay các linh kiện, chi tiết quan trọng, có giá trị cao vẫn chủ yếu do các nhà cung ứng FDI thực hiện. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu đa dạng về chủng loại xe máy, hàng năm Việt Nam vẫn nhập khẩu khoảng 600-700 triệu USD linh kiện xe máy (như bugi, vòng bi, gioăng, bạc lót...) phục vụ thị trường trong nước.
Nguyên nhân sản phẩm CNHT của Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn trước yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia về mặt chủ quan là do các DN Nhà nước trong ngành CNHT vẫn làm ăn theo lối tự cung tự cấp, thiếu liên kết để tham gia thầu phụ công nghiệp, vì vậy, không tìm kiếm được những thông tin về khả năng giao thầu của DN lớn, nhất là DN nước ngoài và ngược lại, các DN nước ngoài cũng ít thông tin về DN Việt Nam. Trình độ nhân lực, năng lực quản trị của các DN Việt Nam đa phần còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành.
Các DN đã tham gia được vào chuỗi cung ứng linh kiện của các tập đoàn lắp ráp lớn và tham gia XK hầu hết đều có dây chuyền công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất, quản lý hiện đại, nhưng số lượng không nhiều. DN Việt Nam nằm ngoài chuỗi cung ứng có năng lực công nghệ hạn chế, chỉ sản xuất được các loại linh kiện đơn giản, giá trị thấp.
Nhiều khó khăn, vướng mắc
Hiện nay, sản phẩm CNHT của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc liên quan đến chất lượng, tiến độ giao hàng và giá thành khi gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là những vấn đề mấu chốt của sản phẩm CNHT khi đứng trước các đơn hàng của các tập đoàn đa quốc gia.
Theo đó, do công nghệ lạc hậu, khấu hao tài sản lớn, sản phẩm sai hỏng nhiều, giá đầu vào của sản phẩm cao dẫn đến sản phẩm CNHT có giá thành thiếu cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác. Mặt khác, các cụm công nghiệp cũng được hình thành thiếu quy hoạch tổng thể, chủ yếu để giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất hơn là việc tạo nên chuỗi giá trị thông qua việc liên kết DN. Tuy nhiên, có một thực tế khách quan dẫn đến thời gian qua giá thành sản phẩm CNHT của Việt Nam cao là do dung lượng thị trường của chúng ta còn nhỏ.
Đơn cử, với ngành công nghiệp ô tô, dung lượng thị trường của Việt Nam khoảng 80.000 xe/năm (đối với xe 4 chỗ) là rất nhỏ. Trong khi đó, một bộ khuôn để làm cánh cửa xe là khoảng 2 tỷ USD, với dung lượng thị trường thấp, khấu hao tài sản trên mỗi sản phẩm CNHT sẽ lớn, giá thành sẽ rất cao và dẫn đến khó gia nhập chuỗi.
Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất hiện nay DN CNHT Việt Nam đang đối mặt là tình trạng thiếu vốn và công nghệ để có thể đầu tư trang thiết bị, chuyển giao công nghệ sản xuất phù hợp. DN Việt Nam đã từng sản xuất thử thành công lô trục in của máy in Canon, nhưng khi đưa linh kiện này vào máy in theo tiêu chuẩn quốc tế (in với tốc độ cao) thì trục cao su bị biến dạng dẫn đến mực bị nhòe.
Thời gian qua, sự đầu tư của Nhà nước cho CNHT đã có song việc tiếp cận các chính sách ưu đãi vẫn còn nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Mậu Tuấn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thủy lực Yến Linh cho biết công ty chuyên về sản xuất xi lanh thủy lực, tiêu thụ trong nội địa là chính. Mặc dù chất lượng tương đương với các nước trong khu vực, giá thành rẻ hơn, nhưng hiện nay DN chưa có đơn hàng để XK. DN có chủ trương mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường ra các nước nhưng gặp rất nhiều khó khăn.
Hỗ trợ tích cực để tận dụng tiềm năng
Nói như vậy không có nghĩa là sản phẩm CNHT của Việt Nam chưa làm được gì. Đơn cử, năng lực sản xuất ngành cơ khí Việt Nam đến nay đã có thể nội địa hóa được 70-80% nhu cầu thiết bị phục vụ ngành sản xuất thiết bị đồng bộ trong các nhà máy, trừ một phần nhỏ các loại thiết bị chính. Một số sản phẩm như linh kiện, thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm cơ khí cỡ nhỏ trong sản xuất công - nông nghiệp như máy xây dựng, máy nông nghiệp, máy động lực... đã tham gia được vào chuỗi giá trị của các công ty lắp ráp tại Việt Nam, góp phần quan trọng tạo ra sản phẩm cơ khí XK của cả nước, với các DN điển hình như: Công ty TNHH MTV động cơ và máy nông nghiệp Miền nam đã xây dựng thành công mô hình sản xuất theo dạng chuỗi hiện đại với trên 100 nhà cung cấp và hiện XK tới hơn 40 nước trên thế giới, Công ty TNHH MTV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp...
Tuy nhiên, trong các dự án lớn, hiện nay phần máy móc thiết bị có giá trị, mang lại lợi nhuận cao được các nhà thầu chính giao cho các nhà thầu phụ nước ngoài đảm nhiệm. Theo ông Đào Phan Long, Tổng thư ký Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam, vướng mắc chính trong phát triển sản xuất các loại sản phẩm thiết bị này là do cơ chế mua sắm, đấu thầu hiện nay chưa hợp lý, hạn chế thị trường của các nhà sản xuất trong nước.
Thời gian tới, tiềm năng cho sản phẩm CNHT của Việt Nam được đánh giá là rất lớn khi thị trường ngày càng được mở rộng và tăng mạnh khi nhiều dự án của các tập đoàn lớn đi vào hoạt động. Mặt khác, sản lượng sản phẩm của một số ngành như dệt may, giày da, cơ khí chế tạo và ngành ô tô đã đủ lớn để phát triển các dự án sản xuất sản phẩm CNHT.
Theo đại điện Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương, Nhà nước cần có nhiều sự hỗ trợ tích cực cho DN cũng như DN cần chủ động nắm bắt cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ, từ đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, Nghị định về phát triển CNHT sẽ được ban hành trong thời gian tới cũng sẽ góp phần hoàn thiện chính sách cho sản phẩm CNHT của Việt Nam.
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK