Sản phẩm công nghệ cao: Giá trị xuất khẩu còn thấp
Xuất nhiều, thu ít
Theo ông Huỳnh Khánh Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, nhóm sản phẩm công nghệ cao có kim ngạch XK cao nhưng NK nguyên vật liệu và thiết bị cũng nhiều nên giá trị gia tăng của nhóm sản phẩm này khá thấp. Cụ thể, lũy kế XK các sản phẩm công nghệ cao trong Khu Công nghệ cao (SHTP) của TP.HCM đến nay đạt 5,2 tỉ USD. Thế nhưng, giá trị NK tính đến nay đã vào khoảng 4,8 tỉ USD. Như vậy, giá trị gia tăng chỉ đạt gần 10%.
“Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giá trị XK sản phẩm công nghệ cao còn thấp, đáng kể vẫn là sự tồn tại của nhiều DN thâm dụng lao động lớn, các sản phẩm hầu như được nghiên cứu thiết kế ở nước ngoài, Việt Nam chỉ nhập về lắp ráp rồi XK. Chính vì thế giá trị gia tăng đích thực mà các DN công nghệ cao khai thác chủ yếu là nguồn nhân lực giá rẻ và ưu đãi về thuế, đất đai…”, ông Huỳnh Khánh Hiệp nói.
Hiện trong số 4 lĩnh vực được TP.HCM tập trung đầu tư theo Luật Công nghệ cao, chỉ có công nghệ thông tin (CNTT) tương đối phát triển. Giá trị XK phần mềm trong năm 2012 ước đạt 200 triệu USD và theo dự kiến với tốc độ tăng bình quân hàng năm 40% thì đến năm 2015, tỷ trọng sản phẩm phần mềm XK chiếm 2% trên tổng kim ngạch XK thành phố. Nhưng sự tăng trưởng đó vẫn tiềm ẩn sự thiếu bền vững.
Ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM cho biết, sự tăng trưởng chỉ đến từ sự chuyển hướng thị trường của các DN phần mềm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, bởi mức chi phí gia công còn thấp, chưa có cam kết đầu tư lâu dài. Riêng với phần cứng, một năm XK từ 14 - 15 tỷ USD, nhưng chủ yếu do các DN đầu tư nước ngoài (FDI) nắm giữ và quyết định.
Khó xây dựng chính sách ưu đãi
Dưới góc độ DN, ông Trần Tiến Phát - Giám đốc điều hành Công ty Datalogic Scanning Việt Nam tại Khu Công nghệ cao TP.HCM cho biết, hiện 90% tờ khai NK hải quan của Datalogic phải hoàn thuế nhiều lần nên Công ty phải lập bảng kê tiền thuế đóng cho từng tờ khai NK. Việc này dẫn đến mỗi tháng tiêu tốn khá nhiều chi phí giấy và nhân lực cho một lần làm thủ tục thanh khoản đối với việc XK các sản phẩm máy quét mã vạch và các thiết bị ngoại vi.
Hay như ông Nguyễn Thanh Tâm - Giám đốc mua hàng của Công ty Intel Việt Nam cho biết, muốn mua hóa chất từ một DN nội địa thì DN đó phải xin giấy phép NK hóa chất vào kho ngoại quan. Sau đó, Intel phải xin giấy phép mua hóa chất từ công ty này rồi làm thủ tục hải quan khai báo NK…, gây mất thời gian cho DN.
Giải thích những khó khăn này, bà Trần Thị Bích Ngọc - Phó Trưởng phòng XNK Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian qua, nguyên tắc và định hướng xây dựng chính sách của Nhà nước để hỗ trợ XK sản phẩm công nghệ cao hết sức rõ ràng, nhưng khi thực hiện lại gặp khó khăn, nhất là định nghĩa cho đúng thế nào là sản phẩm công nghệ cao không phải dễ.
Từ đó, bà Ngọc kiến nghị, dưới sự giám sát của Nhà nước, chính các ngành cần sớm cơ cấu lại sản phẩm, lựa chọn một thế mạnh của ngành để phát triển. Trên cơ sở đó, các chính sách thuế sẽ định nghĩa đúng sản phẩm nào là sản phẩm CNC để hỗ trợ, tránh việc ưu đãi tràn lan nhưng không hiệu quả.
“Hiện có một số khó khăn trong xây dựng chính sách thuế cho sản phẩm công nghệ cao như linh kiện hay phụ tùng, vật tư nguyên liệu là loại có thể lắp lẫn dùng chung cho các sản phẩm khác không phải là sản phẩm công nghệ cao (như ốc vít, bảng mạch điện tử...), nếu để mức thuế thấp thì ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Ngoài ra, định nghĩa sử dụng công nghệ cao trong ngành CNTT cần giải thích rõ về công nghệ vì một mặt hàng có thể là công nghệ cao năm nay nhưng năm sau thì đã lỗi thời”, bà Trần Thị Bích Ngọc cho biết.
Ông Nguyễn Đức Nga, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý - Tổng cục Hải quan cho biết, trong thời gian tới, quy định về thủ tục thanh khoản đối với tờ khai báo hải quan sẽ được bãi bỏ. Cũng theo ông Nga, XK sản phẩm công nghệ cao là rất phức tạp và khó xác định rõ ràng. Cụ thể, việc khó phân biệt được sản phẩm nào là công nghệ cao, sản phẩm nào là không phải công nghệ cao cũng gây khó khăn cho phía Hải quan.
Quang Duy
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics