Sabeco, Vinatex, Vinachem… vượt “bão” Covid-19 như thế nào?
Nhiều địa phương đã đổi màu cấp độ dịch Covid 19 do số ca F0 tăng cao | |
Vinatex chủ động định hướng kinh doanh trong bất định | |
PVN, Vinatex, Samsung… đang ứng phó với Covid-19 như thế nào? |
Toàn cảnh hội nghị |
Bảo toàn lực lượng lao động
Phát biểu tại Hội nghị giữ vững mối liên kết đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sáng nay 8/12/2021, ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết: Hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 10/2021 và tháng 11/2021 đã có những dấu hiệu phục hồi so với tháng trước cũng như tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020.
Đặc biệt, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện tử được các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp dự báo sẽ có kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 tăng khá cao so với năm 2020 khi các doanh nghiệp dần được tiếp cận trở lại với nhiều đơn hàng quốc tế lớn.
Từ góc độ doanh nghiệp, theo ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex): Năm 2021, Mỹ, EU… đã phủ vắc xin rộng, nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may phục hồi.
Đáng chú ý, hiện tại, các thị trường xuất khẩu dệt may lớn của Việt Nam như EU, Hàn Quốc… nhu cầu dệt may đã quay trở lại như trước đại dịch Covid-19. Với thị trường Mỹ, nhu cầu dệt may đã bằng 92-95% so với năm 2019.
“Xuất khẩu toàn ngành dệt may năm 2021 dự kiến đạt xấp xỉ 39 tỷ USD, gần tương đương năm 2019”, ông Vương Đức Anh nói.
Bài học vượt khó được ông Vương Đức Anh chia sẻ với trường hợp của Vinatex là ưu tiên bảo toàn lực lượng lao động, duy trì vị trí trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.
Dệt may là ngành thâm dụng lao động, việc ổn định người lao động tại doanh nghiệp rất quan trọng. Một số đơn vị thuộc Vinatex ở phía Nam có tới 35.000 lao động, trong giai đoạn dịch diễn biến căng thẳng vào quý 3/2021, việc áp dụng “3 tại chỗ” khá khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã phải quyết định cho ngừng việc hẳn để đảm bảo an toàn, sau đó mới quay trở lại sản xuất.
Nhờ các doanh nghiệp duy trì liên kết chặt chẽ với người lao động, hiện tại, tỷ lệ huy động lao động quay trở lại làm việc của toàn Tập đoàn đã đạt 95%. Tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 1 của toàn Vinatex đạt 90%, mũi 2 đạt 85%. Đây là những điểm hỗ trợ rất quan trọng giúp Tập đoàn đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt năm nay.
“Hy vọng năm 2022 khi tình hình cầu dệt may thế giới trở lại như năm 2019, kết quả sản xuất kinh doanh của Vintatex cũng như ngành dệt may sẽ vượt qua cả kết quả giai đoạn trước đại dịch”, ông Vương Đức Anh nói.
Tăng tính tự chủ nguyên liệu
Chia sẻ câu chuyện của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ông Bennet Neo, Tổng giám đốc Sabeco cho biết, làn sóng dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, đặc biệt lệnh phong toả từ tháng 7/2021 đã gây ra ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của Sabeco.
Vào giai đoạn đỉnh dịch, Sabeco đã thực hiện “3 tại chỗ”. Hầu hết nhân viên đều làm việc tại nhà. Các cuộc họp để cập nhật tình hình Covid-19 được tổ chức hàng ngày, đảm bảo sự an toàn, tinh thần, sức khoẻ của hơn 13.000 nhân viên.
Đến nay, tỷ lệ tiêm vắc xin của Sabeco khoảng 72% đã tiêm đủ 2 mũi, 82% đã tiêm đủ 1 mũi. “Chúng tôi đảm bảo giữ công việc của nhân viên, không ai bị sa thải cũng như không có việc cắt giảm lương. Trong giai đoạn khó khăn này, chúng tôi cũng vẫn đảm bảo việc sản xuất, chuỗi cung ứng đảm bảo liên tục, suôn sẻ”, ông Bennet Neo nói.
Làm chủ nguồn nguyên liệu trong nước là “chìa khoá” giúp doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Vị này chia sẻ thêm, ngăn chặn vi rút là yếu tố tiên quyết ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, có một vài bộ phận khác hỗ trợ hồi phục khả năng sản xuất cũng như chuỗi cung ứng của Công ty. Sabeco tiến hành các cuộc họp hàng tuần về bán hàng, lên kế hoạch… nhằm đảm bảo cân đối nhu cầu sản xuất, vận chuyển cũng như quản lý được hàng tồn kho…
Sabeco có hệ thống mạng lưới tổng cộng 26 nhà máy trên khắp Việt Nam, trong đó có 60 nhà kho được hỗ trợ bởi đội ngũ xe tải chở hàng chuyên nghiệp. Ngoài ra, Sabeco cũng sử dụng rất nhiều hệ thống vận chuyển bằng xe lửa cũng như tàu thuỷ.
“Sự đa dạng về nhà máy bia cũng như về kho giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi đo gián đoạn chuỗi cung ứng do tác động của dịch Covid-19”, Tổng giám đốc Sabeco nói.
Phát biểu tại hội nghị, ông Bùi Thế Chuyên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) cho biết, Vinachem hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành sản phẩm, thuộc nhóm chế biến rất sâu tạo ra sản phẩm gần như tiêu dùng cuối cùng.
Dịch Covid-19 tác động tới các doanh nghiệp của Tập đoàn khá lớn. Vinachem đã chỉ đạo đơn vị thành viên chủ động, linh hoạt giải pháp ứng phó. Ví dụ, tại Công ty CP Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, ngay khi chưa xuất hiện ca F0 đã tổ chức thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”. Đến nay, toàn Vinachem có 13 doanh nghiệp tổ chức sản xuất “3 tại chỗ”.
Năm nay, chính sách thay đổi của một số quốc gia đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung phân bón thế giới cũng như trong nước. Giữa tháng 10/2021, Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu phân bón, Nga cũng kiểm soát xuất khẩu phân bón.
“Có nước chỉ sử dụng phân Ure với lượng nhỏ hơn nhiều so với sử dụng trong nông nghiệp mà phải đi mua Ure gần như giống với đi vận động mua vắc xin. Điều đó cho thấy, tính tự chủ rất quan trọng, cần đánh giá lại phát triển kinh tế tự chủ trong tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó có chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, phát triển sản xuất…”, ông Chuyên nhấn mạnh.
Cũng nhắc tới câu chuyện tự chủ, ông Vương Đức Anh chia sẻ, doanh nghiệp nhận thấy làm chủ nguyên liệu trong nước là “chìa khoá” giúp phát triển bền vững, chắc chắn hơn trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài. Vinatex cũng đã có chiến lược phát triển chuỗi cung ứng nội địa từ sợi, dệt nhuộm, may…
Ngoài xuất khẩu, ông Vương Đức Anh cho rằng, với thị trường bán lẻ hiện quy mô tiêu thụ dệt may trong nước mới chiếm phần nhỏ so với năng lực toàn ngành dệt may. “Thúc đẩy tiêu thụ bán hàng qua các kênh trực tuyến, phát triển bán hàng trên sàn thương mại điện tử lớn… cũng là chiến lược giúp nâng cao tiêu thụ dệt may trong nước, giảm phụ thuộc biến động thị trường bên ngoài”, ông Vương Đức Anh nói.
Tin liên quan
Doanh nghiệp “kêu khó” vì hạn mức tín dụng
21:47 | 15/03/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng: Chính sách lãi vay chưa tương xứng với dư địa chính sách tiền tệ
16:22 | 14/03/2024 Sự kiện - Vấn đề
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics