Rủi ro khi ngân hàng gia tăng mua trái phiếu doanh nghiệp
Bị siết phát hành trái phiếu, doanh nghiệp sẽ quay lại với kênh tín dụng | |
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh | |
“Quản" thị trường trái phiếu doanh nghiệp yêu cầu từ thực tiễn |
Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh trong những tháng qua. Ảnh: ST |
TPDN hấp dẫn các ngân hàng
Phân tích báo cáo tài chính quý 3/2020 của nhiều ngân hàng cho thấy, lượng TPDN mà các ngân hàng nắm giữ lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, nhiều ngân hàng đã mua vào với số lượng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ.
Hiện lãi suất liên ngân hàng ngày càng giảm thấp, trong đó mức lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 0,1%/năm, 0,18%/năm và 0,45%/năm. Trong khi đó, lãi suất TPDN, nhất là trái phiếu của nhóm doanh nghiệp bất động sản lại khá cao, có thể trên 10%/năm. Vì thế, TPDN luôn có sức hấp dẫn. Quan sát các đợt phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản thời gian gần đây, bên mua có sự góp mặt lớn của các ngân hàng thương mại, với số lượng mua rất lớn từ vài trăm đến hàng nghìn tỷ đồng. |
Tại Techcombank, báo cáo tài chính quý 3 của ngân hàng này cho thấy, đến cuối tháng 9/2020, lượng TPDN mà ngân hàng này nắm giữ là hơn 54.400 tỷ đồng, tăng hơn 24.000 tỷ đồng so với đầu năm, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Lượng trái phiếu này chiếm 19,5% tổng dư nợ tín dụng của Techcombank.
Tại MB, đến hết quý 3/2020, tổng giá trị TPDN nắm giữ lên tới 27.500 tỷ đồng, gấp đôi so với con số hơn 14.400 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Còn tại VPBank, danh mục TPDN cũng tăng gấp 2,5 lần so với cuối năm 2019, với tổng giá trị trái phiếu nắm giữ lên tới hơn 38.170 tỷ đồng, trong khi cuối năm 2019 chỉ hơn 14.200 tỷ đồng.
Tương tự, lượng TPDN mà TPBank nắm giữ đến cuối tháng 9/2020 là hơn 12.700 tỷ đồng, tăng hơn 7.900 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với đầu năm. SeaBank cũng nắm giữ lượng TPDN tăng 3,5 lần…
Có thể “lách luật” cho vay, đảo nợ
Về lý thuyết, việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng khó khăn không phải vấn đề đáng lo ngại, thậm chí việc này còn giúp ích cho kết quả kinh doanh 9 tháng của các ngân hàng, giúp hệ thống này vẫn ghi nhận lãi lớn dù tín dụng tăng trưởng chậm.
Tuy nhiên, việc ngân hàng tăng đầu tư TPDN cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến cơ quan quản lý lo lắng. Báo cáo mới đây của Công ty CP Chứng khoán SSI cũng đưa ra những cảnh bảo hiện tượng TPDN không có tài sản đảm bảo hay tài sản đảm bảo độ tin cậy thấp, thậm chí nhiều doanh nghiệp đang tạo ra tài sản ảo, không dựa trên thực lực của mình được phát hành trong 9 tháng đầu năm chiếm tỷ lệ lớn, nhưng tỷ lệ phát hành thành công lại lên tới 95%. Điều này ẩn chứa nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Chuyên gia tài chính– ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu còn cho rằng, rất có thể ngân hàng “lách luật” cho vay, đảo nợ bằng TPDN. Thậm chí, theo một chuyên gia trong ngành, ngân hàng sau khi mua TPDN liền bán lại cho nhà đầu tư thứ cấp, trong khi nhiều TPDN không có tài sản đảm bảo, có nghĩa là ngân hàng đã dồn rủi ro cho các nhà đầu tư. |
Liên quan đến vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đã phát sinh việc tổ chức tín dụng mua TPDN với mục đích cơ cấu lại nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu tiếp tục gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn, dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để cơ cấu lại nợ. Điều này khiến ngân hàng khó kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, dòng tiền từ nguồn phát hành trái phiếu, tình hình thực hiện dự án.
Trước thực trạng trên, NHNN đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định việc mua, bán TPDN của các tổ chức tín dụng với quy định chặt chẽ hơn. NHNN cho biết, những quy định này xuất phát từ thực tiễn quản lý cho thấy có những rủi ro trong hoạt động mua bán TPDN của các ngân hàng thương mại.
Trong dự thảo, NHNN đưa ra quy định ngân hàng thương mại chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại năm trước liền kề; trừ trường hợp mua theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc siết chặt hoạt động đầu tư TPDN của các ngân hàng là rất cần thiết, vừa tránh rủi ro cho ngân hàng, doanh nghiệp, vừa bảo vệ nhà đầu tư.
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics