Rốt ráo giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm
Tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. (Ảnh minh họa) |
Tỷ lệ giải ngân chưa cao
Theo số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2022 tính đến hết năm tài chính 2022 (hết tháng 1/2023) đạt 80,63% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao thì tỷ lệ giải ngân đạt 92,97%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (95,11%). Trong đó, vốn trong nước đạt 96,17% (cùng kỳ năm 2021 đạt 102,94%), vốn nước ngoài đạt 42,47% (cùng kỳ năm 2021 đạt 32,85%). Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến thời điểm này có 13 bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 90%. Bên cạnh đó, vẫn còn 27/52 bộ và 21/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 80%, trong đó có 8 bộ và 1 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 50%.
Năm 2022, để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đưa nguồn vốn quan trọng này “chảy” vào nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 6 tổ công tác với 4 đợt kiểm tra liên tiếp để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Qua các đợt kiểm tra, một số nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã được chỉ rõ. Theo đó, về khách quan, năm 2022 vẫn chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19, cùng với đó, các yếu tố biến động đến từ bên ngoài như giá nguyên, nhiên, vật liệu, cước phí vận chuyển hàng hóa quốc tế,... tăng cao tác động đến nền kinh tế; việc huy động chuyên gia, nhà quản lý, nhà thầu nước ngoài, máy móc thiết bị nhập khẩu phục vụ dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án ODA và vay ưu đãi nước ngoài bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, năm 2022 là năm thứ hai triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (thực chất là năm đầu tiên triển khai các dự án mới theo nghị quyết của Quốc hội vào tháng 7/2021), là năm các bộ, ngành, địa phương bắt đầu khởi công nhiều dự án nên mới bắt đầu triển khai các thủ tục đầu tư, đấu thầu,...
Đáng chú ý, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tôn trọng kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công còn chưa cao, chưa chủ động, chưa tuân thủ nguyên tắc trong đầu tư công, chuẩn bị thủ tục cần thiết để giao kế hoạch; một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ chưa bám sát nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Luật Đầu tư công, nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến phải điều chỉnh lại phương án phân bổ.
Ngoài ra, năng lực trong triển khai thực hiện còn yếu, chưa quyết liệt, chưa hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được thể hiện rõ; phân bổ vốn còn bình quân, thiếu trọng tâm, trọng điểm; chưa sâu sát, thiếu đôn đốc, kiểm tra,... còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Năng lực lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, nhất là năng lực về thẩm định, kiểm tra, giám sát, thi công,... dẫn tới tình trạng nhiều dự án chậm tiến độ, chậm giải ngân, chậm quyết toán,...
Quyết liệt ngay từ đầu năm
Hiện nay, kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 đã được Quốc hội giao với số vốn kỷ lục 756.111,862 tỷ đồng. Trong đó: vốn trong nước là 727.111,86 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng. Có thể thấy áp lực giải ngân các dự án trong năm 2023 là rất lớn.
Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2023, các bộ, ngành địa phương đã “rục rịch” thực hiện giải ngân nguồn vốn này. Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 1/2023, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đang tập trung triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án và hoàn thiện thủ tục đầu tư để giải ngân kế hoạch vốn nên tỷ lệ giải ngân đạt thấp.
Để công tác giải ngân vốn đầu tư công có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2023, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư công khẩn trương hướng dẫn và tổng hợp chung nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về việc kéo dài thời gian bố trí vốn của các dự án sử dụng ngân sách trung ương sang năm 2023 và kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2023, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt bằng, mỏ vật liệu, nhân công... để thực hiện ngay sau khi được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án và giải ngân vốn đầu tư công.
Riêng về bố trí nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và có hướng dẫn cụ thể về tính chất và đối tượng được điều chỉnh linh hoạt giữa các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023.
Đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ Tài chính yêu cầu UBND các tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương nghiệm thu và hoàn thiện các thủ tục thanh toán; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra tình hình thực hiện để tìm ra nguyên nhân thực hiện và giải ngân chậm ở từng dự án. Rà soát và quyết định điều chuyển vốn theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp thẩm quyền để điều chuyển kế hoạch vốn của những dự án không có khả năng thực hiện được cho các dự án có khả năng thực hiện để phấn đấu giải ngân hết kế hoạch được giao. Đặc biệt phải thường xuyên tổ chức giao ban với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án về tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư của các dự án, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền sớm có văn bản báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết. Có chế tài xử lý các chủ đầu tư, ban quản lý dự án không thực hiện hết kế hoạch vốn đã được giao.
Thống kê của Bộ Tài chính cho biết, tính cả năm 2022 đến hết tháng 1/2023, tổng số vốn đã phân bổ là 638.613,081tỷ đồng, đạt 90,32% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao. Đến hết tháng 1/2023, số vốn đã được giải ngân đạt 12.819,57 tỷ đồng, bằng 1,72% kế hoạch năm (bằng 1,81% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
|
Tin liên quan
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi thư chúc mừng năm mới 2025
10:46 | 01/01/2025 Tài chính
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics