Rà soát, lựa chọn sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế
PGS.TS Nguyễn Đức Thành |
Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2019 nhấn mạnh vào vấn đề kinh tế số tại Việt Nam. Ông nhìn nhận như thế nào về các lợi thế của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh của kinh tế số?
Tôi nghĩ Việt Nam có nhiều sự cản trở, khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi số và nền kinh tế số hiện nay, đó là những vấn đề cố hữu của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nói về mặt tích cực thì Việt Nam có những mặt thuận lợi như tỷ lệ dân số trẻ, người dân nhanh nhẹn, nhanh chóng trong tiếp nhận, chuyển đổi tư duy, sự thoáng đạt của người Việt Nam. Đặc biệt với sự phát triển gần đây của Việt Nam như kinh tế tư nhân ngày càng mở rộng, hay là hoạt động giáo dục của Việt Nam hướng nhiều hơn và dịch chuyển nhiều hơn vào các chương trình như chương trình stem (ứng dụng khoa học), điều này sẽ tạo thuận lợi hơn cho Việt Nam. Đồng thời, sự ham học hỏi ngoại ngữ sẽ giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn, thuận lợi hơn.
Ông đánh giá như thế nào về những chính sách cho kinh tế tư nhân - động lực tăng trưởng chính cho phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế số đang phát triển như hiện nay?
Những chính sách gần đây cho kinh tế tư nhân hoàn toàn phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số và bối cảnh kinh tế thế giới đang chịu ảnh hưởng lớn của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay mà Việt Nam đang tham gia. Lý do là vì ở cấp độ kinh doanh và phát triển kinh tế nói chung thì DN tư nhân là khu vực nền tảng, là động lực cơ bản cho tăng trưởng. Điều quan trọng thứ hai là bản thân kinh tế tư nhân là nền tảng cho sự sáng tạo, mà sự sáng tạo lại là yếu tố tiên quyết để chúng ta chủ động hội nhập nền kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy, kinh tế tư nhân được hiểu là khu vực năng động, tự chủ và tự đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh của mình. Họ là động lực cho sự sáng tạo trong tương lai, vì thế, những chính sách hỗ trợ cho kinh tế tư nhân trong bối cảnh phát triển kinh tế số hiện nay là hoàn toàn phù hợp.
Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đang leo thang, theo ông sẽ tác động tới thu hút FDI 2019 cũng như môi trường đầu tư của Việt Nam như thế nào?
Trong đầu năm 2019, vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đang rất lớn. Đây là tác động trực tiếp của chiến tranh thương mại Mỹ Trung, trong đó làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác trong đó có Việt Nam là điều hiện hữu. Việt Nam đang tiếp nhận và phân luồng đầu tư, trong đó có đầu tư từ những nước có công nghệ phát triển như Nhật, Mỹ. Để đầu tư dài hạn, những nước này sẽ tính toán cân nhắc kỹ xem sẽ là Ấn Độ, Indonesia hay Việt Nam, điều này phụ thuộc vào môi trường thể chế hay tiềm năng của lực lượng lao động. Đối với nhóm nước này, họ không hoàn toàn cho rằng Việt Nam là điểm đến số 1, mà họ lựa chọn Malaysia, Indonesia, Thái Lan..., nơi có cơ sở hạ tầng tương đối tốt từ trong quá khứ, hoặc nơi có lợi thế, tiềm năng về ngôn ngữ như tiếng Anh, có nguồn lao động khổng lồ. Việt Nam chỉ là một trong những ứng cử viên mà thôi.
Trong khi đó Trung Quốc lại thấy Việt Nam có sự gần gũi về văn hóa, địa lý, chính trị, do đó, đầu tư Trung Quốc đổ dồn vào Việt Nam, tỷ trọng đầu tư từ Trung Quốc vì thế tăng vọt, chiếm thế thượng phong so với các nước truyền thống. Tuy nhiên, điều này chỉ là hiện tượng mà thôi, vì đây là do ý chí chủ quan và tính toán riêng của các nhà đầu tư. Đối với Việt Nam, chúng ta không thể kiểm soát được sự tính toán của các nhà đầu tư nhưng ta hoàn toàn có thể tác động đến lựa chọn của họ để chúng ta có thể lựa chọn được các nhà đầu tư có chất lượng cao, có cam kết lâu dài như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc. Muốn vậy, chúng ta cũng phải tự hoàn thiện bản thân thông qua hệ thống pháp luật, thực thi pháp luật.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ Trung và thế giới đang bị xáo động như hiện nay thì Việt Nam được lợi nhiều nhất về đầu tư trong trung và dài hạn, còn về thương mại, theo quan sát, ảnh hưởng của nó là sự pha trộn. XK của Việt Nam sang Mỹ tăng vọt, vì hàng hóa từ Trung Quốc bị chặn thì hàng hóa của Việt Nam có lợi hơn. Nhưng đồng thời XK của chúng ta sang Trung Quốc lại giảm vì Chính phủ cũng như người tiêu dùng Trung Quốc cũng bảo vệ DN nước họ, khi DN gặp khó khăn ở thị trường nước ngoài thì họ ngăn chặn hàng hóa nước ngoài NK vào Trung Quốc. Như chúng ta đã thấy, XK của Việt Nam vào Trung Quốc đã giảm, bắt đầu từ quý IV/2018, giảm mạnh về số lượng và quy mô so với số lượng hàng hóa XK của chúng ta tăng lên ở thị trường Mỹ. Chính vì thế, có thời điểm XK của chúng ta giảm tuyệt đối dù XK vào Mỹ tăng, vậy thì tới thời điểm XK tăng vượt phần giảm NK vào Trung Quốc thì chúng ta sẽ có lợi thế.
Tại báo cáo kinh tế thường niên 2019, ông và cộng sự đã dự báo hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay. Xin cho biết rõ hơn về dự báo này?
Trên cơ sở phân tích về các xu hướng diễn biến chính của kinh tế thế giới cùng những đánh giá rủi ro và thuận lợi trên thị trường quốc tế cũng như trong nước, chúng tôi đã đưa ra dự báo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay. Theo đó, kinh tế Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức 6,5-6,9%.
Trong kịch bản thứ nhất, tăng trưởng của nền kinh tế dự báo đạt mức thấp 6,56%, xấp xỉ mục tiêu của Quốc hội đề ra. Kịch bản này có thể xảy ra khi các điều kiện kinh tế thế giới kém thuận lợi do tác động từ sự gia tăng căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đem đến những sức ép mới khiến Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ nhập siêu trầm trọng hơn từ thị trường Trung Quốc, gia tăng cạnh tranh trên thị trường nội địa khi cả Mỹ và Trung Quốc có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam. Trong khi đó, chúng tôi giả định xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc chưa đủ linh hoạt để tăng mạnh trong môi trường chiến tranh thương mại.
Kịch bản thứ hai là tăng trưởng đạt mức 6,81%, đạt mục tiêu của Quốc hội. Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra, nhờ dư địa động lực tăng trưởng của 2018, đi liền với những nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng suất của Chính phủ, thể hiện với mức tăng trưởng tương đối cao của các ngành chính gồm công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, khối DN trong nước đang nỗ lực chuyển mình trên lĩnh vực thương mại quốc tế. Điều đó được thể hiện trong quý I/2019 tốc độ tăng trưởng XK của khối DN trong nước cao hơn của khối DN FDI. Đây là điều khác biệt so với xu thế nhiều năm trước bởi DN FDI luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn doanh nghiệp trong nước.
Vậy đâu là những khuyến nghị chính sách cho phát triển kinh tế trong năm 2019 cũng như những năm sắp tới?
Về mặt chính sách, trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần rà soát và lựa chọn sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế trước những thay đổi toàn cầu diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Tư duy thúc đẩy tăng trưởng dựa vào các nguồn lực truyền thống như tăng sản lượng khai thác tài nguyên thiên nhiên và tận dụng lao động giá rẻ là không còn phù hợp mà cần phải đẩy mạnh nguồn lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, một nguồn lực cho phép tạo ra một không gian lớn cho phát triển. Nếu không có những thay đổi căn bản, Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay. Trong tương lai không xa, thị trường lao động có thể phải đối mặt với khó khăn từ hoạt động tự động hoá và chuyển đổi số. Nguy cơ mất việc làm, gia tăng thất nghiệp sẽ là vấn đề đau đầu đối với Chính phủ và chính người lao động. Bên cạnh đó, khả năng tận dụng được những thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và của từng ngành sản xuất và dịch vụ nói riêng là nhiệm vụ khó có thể thực hiện trong bối cảnh năng suất lao động, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do vậy, chúng tôi khuyến nghị trước mắt Chính phủ cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, tạo nền tảng cho Việt Nam hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số trong tương lai.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics