Quyết định lịch sử của Đan Mạch
Liên minh châu Âu nhất trí cấm nhập khẩu hơn 2/3 lượng dầu mỏ từ Nga | |
Liên minh châu Âu đề xuất gói hỗ trợ bổ sung 9 tỷ euro cho Ukraine | |
Hungary phản đối lệnh cấm nhập dầu từ Nga của Liên minh châu Âu |
11 trong tổng số 14 chính đảng tại Đan Mạch vận động cử tri ủng hộ đề xuất được đưa ra trong cuộc trưng cầu ý dân. |
Cuộc trưng cầu diễn ra ngay sau quyết định mang tính lịch sử của Phần Lan và Thụy Điển về việc đệ đơn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine buộc các nước châu Âu phải cân nhắc lại chính sách an ninh.
Khoảng 66,9% phiếu trong tổng số 4,3 triệu cử tri đủ tư cách đồng tình với lựa chọn từ bỏ lập trường đứng ngoài Chính sách An ninh và Phòng thủ Chung (CSDP) của châu Âu, trong khi 33,1% còn lại bỏ phiếu chống. Phát biểu trước những người ủng hộ, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói: “Đan Mạch đã phát đi một tín hiệu rất quan trọng, cho các đồng minh châu Âu và NATO, cũng như cho (Tổng thống Nga Vladimir) Putin. Chúng tôi thể hiện rằng khi Putin xâm lược một đất nước tự do và đe dọa sự ổn định của châu Âu, chúng tôi sẽ sát cánh cùng nhau. Đan Mạch giờ có thể chia sẻ hợp tác trong châu Âu về quốc phòng và an ninh. Và tôi rất lấy làm vui mừng vì điều này”.
Chính sách quốc phòng của Đan Mạch trước đây đồng nghĩa với việc Copenhagen, một thành viên sáng lập của NATO, từ năm 1993 không hề tham gia chính sách đối ngoại của EU liên quan các vấn đề quốc phòng và cũng không đóng góp quân cho các chiến dịch quân sự của khối này.
Trước đó, Thủ tướng Frederiksen phát biểu với lá phiếu, bà hiểu rằng Đan Mạch, quốc gia 5,5 triệu dân, “quá nhỏ bé để đứng một mình trong một thế giới rất rất thiếu an toàn… Có một châu Âu trước ngày 24/2, trước khi Nga tiến hành cuộc xâm lược, và một châu Âu sau cột mốc đó… Khi một lần nữa lục địa đối mặt với chiến tranh, chúng ta không thể tiếp tục trung lập”.
Quốc gia vốn hoài nghi châu Âu này thường nói “không” với các dự án hội nhập EU sâu sắc hơn, với sự kiện gần nhất là vào năm 2015 khi nước này bỏ phiếu chống kế hoạch hợp tác trong các vấn đề an ninh và hoạt động của cảnh sát do lo ngại phải đánh đổi chủ quyền nếu ưu tiên vấn đề nhập cư.
Đan Mạch là thành viên EU từ năm 1973, song hoãn việc chuyển giao nhiều quyền lực hơn cho Brussels vào năm 1992 khi 50,7% người Đan Mạch từ chối tuân thủ Hiệp ước Maastricht - hiệp ước nền tảng của EU. Hiệp ước này cần được tất cả các quốc gia thành viên phê chuẩn để có hiệu lực. Để thuyết phục người dân Đan Mạch chấp thuận hiệp ước, Copenhagen đã đàm phán một loạt các miễn trừ và một năm sau đó, Đan Mạch cuối cùng đã thông qua Hiệp ước Maastricht. Đan Mạch không tham gia khối tiền tệ chung của châu Âu sử dụng đồng Euro – điều nước này từ chối trong một cuộc trưng cầu ý dân năm 2000 - cũng như các chính sách chung của khối về tư pháp, nội vụ và quốc phòng.
Thủ tướng Frederiksen công bố kế hoạch tổ chức cuộc trưng cầu ý dân chỉ 2 tuần sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, và sau khi đạt được thỏa thuận với đa số các phe phái trong Quốc hội Đan Mạch. Thủ tướng Frederiksen cũng công bố kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên mức tương đương 2% Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) vào năm 2033, đồng bộ với các mục tiêu của thành viên NATO.
Cựu Ngoại trưởng Martin Lidegaard, thành viên của đảng Tự do Xã hội, nói: “Đây là một cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với châu Âu, tỏ thái độ cụ thể cho các đồng minh châu Âu của chúng tôi, và cho toàn thế giới… Không phải nói quá, điều này thể hiện tầm quan trọng đối với chính sách đối ngoại và chính sách về châu Âu của Đan Mạch”.
Tham gia CSDP, Đan Mạch sẽ có thể góp mặt trong các hoạt động quân sự của khối, chẳng hạn như ở Somalia, Mali, Bosnia và Herzegovina, cũng như thúc đẩy hợp tác về mua sắm các trang thiết bị nâng cao năng lực quốc phòng. Lãnh đạo Đảng Nhân dân Bảo thủ Sore Pape nói: “Mỹ đã nói rất rõ ràng. Châu Âu phải có trách nhiệm hơn về an ninh, và tôi nghĩ việc trở thành một phần của hợp tác thay vì liên tục hy vọng vào Mỹ là điều có ý nghĩa hơn”.
11 trong tổng số 14 chính đảng tại Đan Mạch vận động cử tri ủng hộ đề xuất được đưa ra trong cuộc trưng cầu ý dân. Hai chính đảng hoài nghi châu Âu và có tư tưởng cực hữu cùng một chính đảng cực tả đã kêu gọi các cử tri bỏ phiếu chống, cho rằng việc nước này tham gia kế hoạch phòng thủ châu Âu sẽ gây tổn hại cho chính NATO, vốn là trụ cột chính sách an ninh của Đan Mạch từ khi lập quốc năm 1949.
Tin liên quan
Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024: Giáo dục toàn diện, cơ hội rộng mở
18:58 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK