Quốc hội sẽ giám sát tối cao về phòng, chống xâm hại trẻ em vào 2020
Xâm hại tình dục, dâm ô trẻ em: Trách nhiệm thuộc về ai? | |
Phòng, chống bạo lực học đường: Trách nhiệm của toàn xã hội | |
Đưa nội dung chống xâm hại trẻ em vào chương trình giám sát của Quốc hội |
Đa số đại biểu ủng hộ Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. |
Trình bày tờ trình, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Tính đến 23/3/2019, Tổng Thư ký Quốc hội đã nhận được văn bản trả lời của 77 cơ quan với 183 nội dung kiến nghị, đề xuất về nội dung chuyên đề giám sát.
Trên cơ sở dự kiến số lượng, tiêu chí lựa chọn và nghiên cứu kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định một trong 2 chuyên đề: Chuyên đề 1 là về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em (dự kiến giao Ủy ban Tư pháp chủ trì về nội dung); chuyên đề 2 là việc thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên (dự kiến giao Ủy ban Đối ngoại chủ trì về nội dung).
Qua thảo luận, khá nhiều đại biểu ủng hộ việc lựa chọn chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Theo đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn), thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát việc bảo vệ trẻ em nhưng tình hình xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục, bạo lực học đường vẫn diễn biến hết sức phức tạp, gây bức xúc trong xã hội.
Con số trẻ em bị xâm hại và bạo lực thực tế rất lớn vì trẻ em và gia đình nạn nhân không tố giác. Tính chất vụ việc xâm hại trẻ em ngày càng nghiêm trọng gây bức xúc trong xã hội; hành vi bạo lực xâm hại trẻ em vi phạm nghiêm trọng đạo đức, nhiều vụ báo động về suy đồi đạo đức như hiếp dâm tập thể, người cao tuổi xâm hại tình dục trẻ em nhỏ tuổi...
Theo đại biểu, nguyên nhân của tình trạng trên do pháp luật về bảo vệ trẻ em ở nhiều nơi còn chưa được quan tâm tuyên truyền sâu rộng; không ít trẻ em thiếu sự quan tâm chăm sóc, giáo dục; nhiều vụ việc xâm hại trẻ em chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp thời; có vụ việc xử lý chưa nghiêm, văn bản quy phạm pháp luật còn có khoảng trống nhất định,… do đó, việc giám sát chuyên đề này là cần thiết.
Đồng tình, đại biểu Nguyễn Quang Dũng (Quảng Nam) cho rằng, qua thực hiện giám sát sẽ phát hiện những vấn đề pháp luật còn bất cập, từ đó hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như các quy định phòng chống, bạo lực và xâm hại trẻ em. Đồng thời, giúp cho các cơ quan tố tụng xây dựng các quy định xử lý hiệu quả hơn đối với các hành vi vi phạm pháp luật cũng như hành vi bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em.
Đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) thì cho rằng: Nên giám sát chung vấn đề thực hiện các quy định pháp luật về trẻ em nói chung thay vì chỉ tập trung vào nội dung phòng, chống xâm hại để có thể bao quát hết tình hình, các vấn đề liên quan đến trẻ em để cùng giải quyết, xử lý.
Cuối phiên thảo luận, Quốc hội đã bấm nút biểu quyết lựa chọn chuyên đề giám sát. Với 79,13% số đại biểu tán thành, Quốc hội đã quyết định lựa chọn giám sát tối cao là: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”.
Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề; Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm việc triển khai thực hiện đạt kết quả cao.
Theo số liệu báo cáo thống kê của Thư viện Quốc hội cung cấp, tình hình trẻ em bị bạo lực, xâm hại trong 2 năm 2017 - 2018 và quý 1/2019 toàn quốc xảy ra 3.499 vụ với 3.546 trường hợp trẻ em bị xâm hại bị phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%. Những hành vi xâm hại trẻ em khi chạm ngưỡng hình sự mới bị xử lý do đó những con số được nêu rõ có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.
Tin liên quan
Chủ tịch Quốc hội: Niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới cho các mục tiêu kinh tế - xã hội 2024
15:21 | 29/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Từ 1/7 chính thức điều chỉnh tăng lương cơ sở 30%, tăng lương hưu 15%
10:43 | 29/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu hết năm 2024 hoàn thành giải ngân vốn Chương trình phục hồi và phát triển KTXH
13:29 | 29/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK