Phòng, chống bạo lực học đường: Trách nhiệm của toàn xã hội
Ngày 16/4, Bộ GD&ĐT đã Hội nghị “Bảo đảm an ninh, an toàn trường học phòng, chống bạo lực học đường” để bàn các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường. Ảnh: Huyên Nguyễn. |
Giải quyết bằng tâm lý giáo dục
Trao đổi tại Hội nghị “Bảo đảm an ninh, an toàn trường học phòng, chống bạo lực học đường” do Bộ GDĐT tổ chức sáng ngày 16/4, thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, (Cầu Giấy, Hà Nội) nhận định, bạo lực học đường đang nổi cộm trên mạng xã hội đó là những vấn đề thường ngày của nhà trường, bởi đã là trẻ con có nhiều chuyện xảy ra và bạo lực sẽ sống mãi với nhà trường chứ không thể hết được. Trong thời đại bùng nổ thông tin vấn đề sẽ bị đẩy lên ở mức độ cao và lan toả rất nhanh.
“Tôi cho rằng không quá thiên đánh giá nguyên nhân bạo lực học đường do đạo đức, để đưa ra những biện pháp kỷ luật. Nhà trường phải giải quyết bạo lực học đường dưới góc độ tâm lý giáo dục, tâm lý lứa tuổi học sinh, tâm lý giáo dục”, thầy Hòa nhấn mạnh.
Theo ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, hiện tượng bạo lực học đường đã diễn ra từ lâu, không chỉ ở Việt Nam mà cũng phổ biến trên thế giới. Chúng ta cần nhìn thẳng vấn đề, không thể đổ hết trách nhiệm lên ngành giáo dục mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương và toàn xã hội. Ông cũng đề xuất các cơ quan chức năng cần quản lí, gỡ bỏ những video bạo lực, ảnh hưởng đến tâm, sinh, lí học sinh trên mạng.
Ở góc độ nhà trường, GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng nhiều vụ việc bạo lực xảy ra trong phạm vi nhà trường nhưng các thầy cô còn lúng túng, sợ trách nhiệm trong xử lý. Nhà trường cần phối hợp với phụ huynh, cơ quan bảo vệ pháp luật chủ động giải quyết vấn đề. GS Minh cũng đề xuất các trường nên có lớp tư vấn cho phụ huynh, vì có lỗ hổng trong đào tạo trẻ khi cha mẹ thường phó mặc cho nhà trường hoặc thể hiện sự chưa mẫu mực.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thẳng thắn chỉ rõ: “Toàn ngành phải chủ động tích cực và nhấn mạnh đến các hoạt động phòng, chứ không phải chống. Lấy giáo dục làm gốc, nêu gương là quan trọng, không thể lấy răn đe, phạt làm biện pháp chính”.
Bộ trưởng cũng khẳng định: Phòng, chống bạo lực học đường không phải chỉ là trách nhiệm của cơ quan lãnh đạo, bộ ngành liên quan, địa phương, ban giám hiệu, .. mà còn là trách nhiệm của từng thầy cô, cán bộ viên chức người lao động, học sinh trong nhà trường, phụ huynh, và sự chung tay của toàn xã hội.
Bạo lực học đường gia tăng: Trách nhiệm không chỉ của nhà trường (HQ Online) - Bấy lâu nay, khi bạo lực học đường xảy ra, gia đình và xã hội thường đổ lỗi cho giáo viên và ... |
Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? (HQ Online) - Nhiều chuyên gia tâm lý, luật sư, bác sĩ và khoảng 2.000 học sinh đã tham dự Tọa đàm "Bạo lực học đường, ... |
Phải tạo môi trường giáo dục tốt hơn, tránh bạo lực học đường (HQ Online) - Liên quan đến vấn nạn bạo lực học đường, người phát ngôn Chính phủ cho rằng sẽ làm rõ trách nhiệm và ... |
Thay đổi đánh giá học sinh
Thầy Hòa cũng cho biết, có ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường do bệnh thành tích. “Bệnh thành tích không chỉ riêng của giáo dục mà toàn xã hội. Đối với giáo dục, bệnh thành tích liên quan đến mục tiêu giáo dục như: Nghị quyết 29 của Đảng đã chỉ ra trong những năm vừa qua chúng ta đã nặng về kiến thức, về điểm số, thi cử và đánh giá học sinh, đánh giá con người thông qua điểm số, qua lăng kính của kết quả thi cử. Như vậy, không tạo ra sự công bằng, không khuyến khích được học sinh phấn đấu và sẽ tạo ra những vấn đề nổi cộm của nhà trường, trong đó có vấn đề bạo lực.
Vì vậy, tôi nghĩ mục tiêu giáo dục của nhà trường đúng như Nghị quyết 29 đã chỉ ra hướng về sự phát triển của con người phải là hình thành phẩm chất và phát triển năng lực”, thầy Hoà nhấn mạnh.
Về biện pháp để giải quyết bạo lực học đường, theo thầy Hoà, trước hết chúng ta đang chuyển từ giáo dục chỉ cung cấp kiến thức sang giáo dục để phát triển con người, thì những quy chế, quy định về giáo dục, dạy học đã tồn tại từ 50-60 năm nay rồi cần phải thay đổi.
“Theo tôi cần thay đổi nhất là quy chế về đánh giá học sinh, việc phân loại học sinh về 5 loại: Yếu , kém, trung bình, khá, giỏi theo điểm số, theo điểm tổng kết các môn bây giờ không còn thích hợp nữa, Bộ GD&ĐT cần xem xét và cải tổ lại việc này. Tôi cũng hy vọng là khi Chương trình Giáo dục phổ thông mới được thực hiện thì việc này sẽ hoàn toàn thay đổi”, thầy Hòa nhấn mạnh.
Thầy Hòa cũng mong muốn trong vài ba năm tới việc nhìn nhận học sinh không phải dưới lăng kính điểm số, không phải theo con mắt đánh giá dán tem dán nhãn, phân loại con người như nhiều năm nay.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục. Với các sở giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng về phòng, chống bạo lực học đường và phát hiện, thông báo, can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường. Các sở giáo dục và đào tạo xây dựng quy chế phối hợp với các sở, ngành và các tổ chức ở địa phương để bảo đảm an ninh, an toàn trường học; tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh. |
Tin liên quan
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nét mới tại Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025
12:22 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14:36 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây
10:10 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Giấy phép lái xe môtô gồm những hạng nào?
08:51 | 06/01/2025 Xe - Công nghệ
Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
06:35 | 05/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”
Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán 42.175 xe
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hải quan Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics