Quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu: Song hành tạo thuận lợi với kiểm soát chặt
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu | |
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu |
Hoạt động nghiệp vụ của công chức Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: N. Linh |
Chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, số lượng doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất trong năm 2021 là hơn 10.100 doanh nghiệp; năm 2022 số doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình này tăng gần 2% lên gần 10.300 doanh nghiệp.
Kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Lượng tờ khai xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất cũng chiếm tỷ lệ lớn trong các năm gần đây. Có thể thấy gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất là loại hình chiếm tỷ lệ vượt trội cả về số lượng doanh nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, lượng tờ khai làm thủ tục hải quan.
Đánh giá của Cục Giám sát quản lý về hải quan cho thấy, trong thời gian qua, phần lớn các doanh nghiệp được đánh giá là chấp hành tốt pháp luật hải quan, được thể hiện qua cách thức phân loại, thiết lập tiêu chí và trọng số quản lý rủi ro (tỷ lệ tờ khai luồng Xanh trên 80%, luồng Đỏ dưới 10%). Ngoài ra các doanh nghiệp đa phần có bề dày hoạt động trên 10 năm, quy mô lớn, uy tín cao trên thị trường, ít vi phạm quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp đầu tư từ Nhật Bản, châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc… đa số là các doanh nghiệp có trình độ quản lý cao, đầu tư vốn lớn và lâu dài nên ý thức chấp hành pháp luật cao. Cơ chế chính sách đối với hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất có nhiều ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục xuất nhập khẩu và thuế quan.
Tuy nhiên Cục Giám sát quản lý về hải quan cho rằng, việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ là cơ hội cho các đối tượng lợi dụng để buôn lậu, ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, làm tổn hại đến thị trường, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước… Đặc biệt, với việc được hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu và tạo điều kiện thuận lợi khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp đã lợi dụng chế độ chính sách ưu đãi để gian lận, đối phó, tránh sự phát hiện của cơ quan Hải quan.
Thực tế, trong thời gian qua, cơ quan Hải quan đã phát hiện một số trường hợp vi phạm. Điển hình như việc một số doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng hạt điều thô theo loại hình sản xuất xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm hoặc xuất khẩu với số lượng ít mà bán nguyên liệu nhập khẩu vào thị trường nội địa.
Với lượng doanh nghiệp lớn, phân bổ ở hầu hết các cục hải quan tỉnh, thành phố, cũng đặt ra cho cơ quan Hải quan nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, thời gian thực hiện kiểm tra, giám sát kéo dài từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý, giám sát của cơ quan Hải quan, đặc biệt trong các khâu quản lý định mức, báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên vật liệu đang thực hiện theo nguyên tắc doanh nghiệp tự khai tự chịu trách nhiệm.
Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý doanh nghiệp
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, hải quan các tỉnh, thành phố cần tăng cường công tác quản lý đối với loại hình này nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và xử lý theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, khâu kiểm tra báo cáo quyết toán cần phải được coi trọng và thực hiện thường xuyên.
Bên cạnh đó, quá trình theo dõi, giám sát hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu phải kịp thời kiểm tra tình hình sử dụng tồn kho nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp ngay nếu thấy các dấu hiệu bất thường như nhập nhiều, xuất ít hoặc xuất nhiều hơn năng lực sản xuất của doanh nghiệp và công suất của máy móc thiết bị. Định kỳ hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất và tạm dừng việc nhập khẩu nguyên liệu nếu lượng tồn nguyên liệu nhiều vượt quá sức chứa của kho tàng đã đăng ký với cơ quan Hải quan.
Cục hải quan các tỉnh, thành phố cần quan tâm, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, thường xuyên việc cập nhật thông tin về cơ sở sản xuất, báo cáo quyết toán, kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, kết quả kiểm tra báo cáo quyết toán, kết quả kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu và kết quả thu thập thông tin doanh nghiệp vào hệ thống gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với hoạt động này. Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, định hướng trong thời gian tới sẽ chuyển kiểm tra báo cáo quyết toán tại trụ sở cơ quan Hải quan. Do đó, để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này cần phải thực hiện tốt việc thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về doanh nghiệp để xác định đối tượng cần quản lý.
Bên cạnh đó, định hướng của ngành Hải quan là xây dựng mô hình Hải quan số, việc hoàn thiện rà soát, xác định các bài toán nghiệp vụ liên quan đến hàng hoá gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất và hoàn thiện xây dựng các yêu cầu quản lý, chỉ tiêu thông tin đáp ứng theo mô hình Hải quan số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics