Quan hệ Mỹ-Nhật: “Đồng sàng dị mộng”
Sự kiện này cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ-Nhật trong nền ngoại giao toàn cầu của Washington. Tuy nhiên, thực tế mối quan hệ này có thể phát triển như thế nào lại là điều cần bàn kỹ.
Chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai khẳng định rằng “mọi lĩnh vực nằm trong quyền hạn của Nhật Bản (ám chỉ chủ quyền quần đảo Senkaku, nơi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và cũng tuyên bố chủ quyền) đều nằm trong phạm vi mối liên minh Mỹ-Nhật”. Ông đã nhấn mạnh tới quyền tự do hàng hải, một vấn đề cũng đang rất nóng ở Biển Đông, cũng như những nguy cơ từ mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng cảm ơn Nhật Bản vì đã cho phép quân đội Mỹ đồn trú trên lãnh thổ của mình, song không hề đề cập tới việc “chia sẻ gánh nặng”, điều ông từng nhiều lần nhắc tới trong chiến dịch tranh cử khi bày tỏ sự hoài nghi về những đóng góp của Nhật Bản trong các hoạt động quốc phòng chung.
Về phần mình, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Trump, ông Abe đã tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ-Nhật, và nhấn mạnh rằng trong 6 tháng qua ông đã tới thăm Mỹ tới 4 lần. Ông Abe cũng nhắc tới khoản đầu tư trị giá 150 tỷ USD mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang đổ vào Mỹ, cũng như tầm quan trọng của các khoản đầu tư này đối với vấn đề tạo việc làm ở nước sở tại. Thủ tướng Abe nhấn mạnh nhiều lĩnh vực quan trọng mà hợp tác an ninh Mỹ-Nhật đang được củng cố, trong đó hoạt động chống khủng bố và chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Đây là lần thứ hai kể từ khi nhậm chức ông Trump có cuộc gặp thượng đỉnh với một nhà lãnh đạo nước ngoài (sau cuộc gặp trước đó với Thủ tướng Anh Theresa May). Theo ông Kent E.Calder, nói một cách ngắn gọn, ông Trump đã “đón nhận” Thủ tướng Abe một cách dễ dàng và nhã nhặn. Hai nhà lãnh đạo thậm chí còn đạt đồng thuận trong hàng loạt vấn đề, nhiều hơn những gì mà các nhà quan sát Washington có thể kỳ vọng 6 tuần trước.
Với những gì hiện diện trong cuộc gặp này, câu hỏi đặt ra là liệu người ta có nên chờ đợi một mối quan hệ gần gũi và nồng ấm, tương tự những gì từng diễn ra cách đây 30 năm dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro Nakasone hay không? Tác giả Kent E.Calder tỏ ý hoài nghi về triển vọng dài hạn này và chỉ ra ba lý do dẫn tới sự hoài nghi của mình. Trước hết, ông cho rằng đó là tính cách của cá nhân ông Trump. Nhà lãnh đạo Mỹ cần củng cố các mối quan hệ và sự ủng hộ của dư luận khi mới bắt đầu nhiệm kỳ, song ông có thể nhanh chóng thay đổi quan điểm trong tương lai, điều mà ông đã nhiều lần làm trong quá khứ. Lý do thứ hai mà ông nhắc đến là nền tảng chính trị của ông Trump, một người có xu hướng bảo hộ, và rất khác Tổng thống Reagan. Lý do thứ ba chính là thực tế nền dân số đang có xu hướng già hóa của Nhật Bản có thể sẽ không đem lại được nhiều nguồn lực có lợi cho Mỹ, nhất là trên khía cạnh tài chính, như ở thời ông Reagan.
Dưới thời Tổng thống Mỹ Reagan, Nhật Bản của Thủ tướng Nakasone có thể đem đến những hỗ trợ kinh tế-chính trị vô giá cho Mỹ thông qua dòng vốn lớn, nhờ sự tự do hóa tài chính ở Nhật Bản, giúp Mỹ đầu tư xây dựng năng lực quốc phòng. Ngày nay, với việc nền kinh tế Nhật Bản chững lại, và Nhật Bản cũng có nhiều mối quan tâm hơn ở bên ngoài, rõ ràng không thể những sự đầu tư mạnh mẽ như trước. Hơn thế nữa, bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác cũng đang cạnh tranh với các mục tiêu của ông Trump. Giới chức Nhật Bản và các doanh nghiệp tư nhân cần sự sáng tạo lớn hơn và nhiều tham vọng hơn trong việc phát triển các khái niệm hợp tác kinh tế với Mỹ để có thể đạt tới sự thịnh vượng và mở rộng trong quan hệ song phương như thời Reagan và Nakasone. Dù đã có những tuyên bố mạnh mẽ trong cuộc gặp vừa qua, song những dự định của họ có thể khác xa những gì mà ông Trump và những người ủng hộ trong đợi. Kết thúc bài viết của mình, ông Kent E.Calder cho rằng rõ ràng, Nhật Bản và Mỹ, tuy “đồng sàng” nhưng thực tế lại đang “dị mộng”.
Tin liên quan
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK