Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Sách giáo khoa có “sạn”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm
Sách giáo khoa lớp 2, 6 bộ mới: Làm sao tránh "vết xe đổ"? | |
Bộ GD&ĐT sẽ làm gì để chỉnh sửa sách giáo khoa lớp 1? |
Đoàn Chủ tịch điều hành phiên thảo luận sáng nay, 4/11 |
Quy trình thẩm định lỏng lẻo, dễ dãi
Phát biểu mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đặc biệt nhấn mạnh vào vấn đề xây dựng sách giáo khoa.
Năm nay là năm đầu tiên áp dụng chương trình nhiều bộ sách theo hình thức xã hội hóa trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ giáo viên cấp tiểu học chưa đạt được yêu cầu cao hơn nên chắc chắn gặp nhiều bỡ ngỡ.
Nhiều chuyên gia đã nhận định, Việt Nam học tập tham khảo rất nhiều nước và áp dụng mỗi nơi một ít vào chương trình giáo dục đổi mới vì vậy sách giáo khoa khi biên soạn cũng bị gọt đẽo theo hệ thống chưa hoàn thiện.
Vị đại biểu Phú Yên nhấn mạnh, muốn biên soạn bộ sách hoàn chỉnh thì trước hết phải có sẵn hoặc xây dựng hệ thống khoa học chuẩn chỉnh nhưng Việt Nam lại làm theo kiểu cuốn chiếu từng giai đoạn, chỗ nọ có thể phá vỡ chỗ kia. Không riêng gì 1 bộ sách mà cả 5 bộ sách đều mắc lỗi cơ bản về nguyên tắc biên soạn, bản quyền, dữ liệu.
“Điều đó càng bộc lộ rõ hơn quy trình thẩm định, phát hành sách lỏng lẻo, dễ dãi và vội vàng đến khó tin và cách đùn đẩy trách nhiệm như một trận đấu bóng không có trọng tài điều khiển”, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nói.
Giá trị 1 bộ sách giáo khoa hoàn toàn khác với sản phẩm hàng hóa thông thường. Nếu chấp nhận một bộ sách như một lớp xây đầy những mảng chắp vá được phát hành đó là thái độ thỏa hiệp rất nguy hại, là sự xem nhẹ giá trị nhân văn, trong sáng của tiếng Việt.
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền chia sẻ trước khi lên tiếng về vấn đề này đã mua sách về đọc, ghi chép từng nội dung mà mình không hiểu thấu, gặp gỡ giáo viên và học sinh để thảo luận và tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn về ngôn ngữ, tâm lý học.
“Tôi tin họ có thừa năng lực về phẩm chất, nghiệp vụ và khoa học trong giáo dục trẻ em. Với những điều trên, tôi kiến nghị Chính phủ và các bên liên quan cần có trách nhiệm trong bày tỏ thái độ, quan điểm đúng đắn dựa trên quyền lợi người học, nhất là trẻ em, phải đảm bảo rằng các quyền của trẻ thông qua giảng dạy văn hóa cần được bảo vệ, thực thi nghiêm túc”, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nhấn mạnh.
Rút kinh nghiệm nghiêm túc
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hiện nay đang thực hiện đổi mới giáo dục. Gần như năm nào họp Quốc hội cũng có chủ đề liên quan đến giáo dục được cử tri, đại biểu quan tâm, năm nay là vấn đề sách giáo khoa.
Vấn đề này thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội và điều đặc biệt lưu ý là đã được quy định rất kỹ trong Luật Giáo dục (sửa đổi). Điều 32 Khoản 3 Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định rất rõ về trách nhiệm, ai chịu trách nhiệm về sách giáo khoa; hướng dẫn quy trình biên soạn thế nào; thành lập hội đồng và quy trình thẩm định ra sao đến việc phê duyệt sách như thế nào…
Trách nhiệm trực tiếp ở đây là của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật quy định rất rõ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về sách giáo khoa ở tất cả các khâu.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên thảo luận |
Việc này không thuộc thẩm quyền trực tiếp của Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên Chính phủ, Thủ tướng đặc biệt quan tâm. Chính phủ trong các phiên họp gần đây đều có thảo luận, nói về sách giáo khoa. Thủ tướng nhắc rất nhiều lần.
Phó Thủ tướng chia sẻ, cá nhân ông cũng nhiều lần từng gặp các đồng chí, các thầy cô giáo, sơ bộ đúng như đại biểu Quốc hội nói: sai đến đâu, sai mức nào thì phải cơ quan chuyên môn thẩm định. Thậm chí, chính Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng từng nói với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là Bộ trưởng không hề có kiến thức và kinh nghiệm dạy ngữ văn lớp 1.
“Qua các lần làm việc, tôi có thể nói, bộ sách giáo khoa đã được biên soạn nhưng cuốn Tiếng Việt của nhóm Cánh Diều đã được Bộ thẩm định, phê duyệt là có lỗi, có sai sót, có sạn, tùy theo cách dùng từ. Lỗi này cần được tiếp thu rất cầu thị, khoa học”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Có những việc liên quan đến chuyên môn dạy ngôn ngữ cho trẻ mới bắt đầu đi học, người bình thường không hiểu cần có sự trao đi đổi lại một cách cởi mở, trên hết là cầu thị. Chính phủ, Thủ tướng, cá nhân Phó Thủ tướng trực tiếp qua nhiều lần làm việc đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh thần như vậy.
Bộ trưởng đã nhìn nhận rõ có sai sót, trách nhiệm thuộc về Bộ. Bộ trưởng cũng đã có những bước chỉ đạo khá cương quyết. Ví dụ, Bộ trưởng đã thay Chủ tịch Hội đồng thẩm định. Việc này, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ trưởng nói riêng và cả Bộ nói chung phải hết sức lưu ý vì sai sót đó có thể tránh được thì phải rút kinh nghiệm nghiêm túc.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Trong các cuộc họp nội bộ, chúng tôi dùng từ nghiêm túc, nghiêm khắc để quy trình biên soạn, thẩm định sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 năm nay và các năm tiếp theo không để xảy ra như vậy nữa”.
Từ hôm qua đến nay, ở Quốc hội, các đại biểu nói rất nhiều và ở Bộ cũng nói rất nhiều về vấn đề 1 chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, có ý kiến nói là chỉ cần 1 bộ sách giáo khoa, vấn đề này Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có trao đi đổi lại.
Trước đây, Việt Nam áp dụng 1 chương trình 1 bộ sách, gần như không phân biệt giữa chương trình và bộ sách, gần như bắt buộc. Còn hiện nay, 1 bộ sách hay nhiều bộ sách thì chất lượng phải bằng hoặc tốt hơn ngày xưa.
Khẳng định, việc đó trách nhiệm của Bộ Giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ rõ, Bộ sẽ không hoàn thành được nếu không có sự đóng góp của đông đảo đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học giáo dục, đặc biệt là toàn thể nhân dân.
“Chúng tôi đã chỉ đạo Bộ cần tận dụng công nghệ thông tin, đưa các bản thảo sách giáo khoa lên sớm trước khi phê duyệt, thậm chí trong quá trình thẩm định để mọi người dân góp ý, qua đó tiếp thu, chắt lọc ý kiến đúng. Tất cả đều vì tương lai đất nước, đều vì con cháu chúng ta”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Tin liên quan
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Phân biệt thật-giả sách giáo khoa và đồ dùng học tập
14:59 | 20/08/2024 An ninh XNK
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics