Phế liệu không tái xuất được khi tiêu hủy phải tuân thủ đúng quy định
Trong quá trình xử lý vi phạm, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đang phát sinh vướng mắc liên quan đến xử lý lô hàng của Công ty TNHH sản xuất thương mại NP- NAPHTHA.
Đầu năm 2020, Công ty TNHH sản xuất thương mại NP- NAPHTHA có làm thủ tục NK lô hàng và đã bị Chi cục Hải quan Quản lý hàng gia công - Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh lập biên bản vi phạm hành chính. Ngày 25/2/2021, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định 624/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính về hải quan với mức tiền phạt tiền 2 tỷ đồng và buộc tái xuất toàn bộ hàng hóa vi phạm.
Tuy nhiên, theo giải trình của Công ty TNHH sản xuất thương mại NP- NAPHTHA, toàn bộ lô hàng đã hư hỏng nặng và không còn sử dụng được, không thể tái xuất sang bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Do đó, Công ty TNHH sản xuất thương mại NP- NAPHTHA đề nghị, được tiêu hủy lô hàng này và cam kết chi trả toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu hủy.
Ngày 5/4/2021, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh có văn bản đề xuất và đã được UBND TP Hồ Chí Minh ban hành quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Công chức Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Thu Hòa. |
Mặc dù vậy, trong quá trình làm hồ sơ tiến hành thực hiện quyết định tiêu hủy, Hải quan TP Hồ Chí Minh cho biết, tại khoản 5 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định : “Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm độc hại thì phải tiến hành tiêu hủy theo quy định tại Điều 33 của Luật này”.
Trong khi đó, tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường lại không quy định về cách xử lý trong trường hợp tang vật vi phạm không thể tái xuất. Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cho rằng, thực tiễn thì trường hợp này với quyết định xử phạt có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tái xuất sẽ không được thực thi, dẫn đến quyết định xử phạt vi phạm sẽ bị treo, không kết thúc được trong khi tổ chức vi phạm rất muốn hoàn thành việc thi hành quyết định xử phạt do không thể tái xuất được nên đề nghị được tiêu hủy.
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 128/2020/NĐ-CP: “Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn thi hành quyết định xử phạt mà biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và b khoản 5 Điều 5 Nghị định này ghi trong quyết định xử phạt chưa được thực hiện thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 28; các khoản 3,4,5 Điều 29; các khoản 3,4 Điều 30; các khoản 3,4,5,6,7 Điều 31 Nghị định này áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường…”.
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm số 1265/QĐ-THTVPT ngày 13/4/2021 của UBND TP Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và đảm bảo thực hiện việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tổng cục Hải quan lưu ý Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5, Điều 5 và khoản 2 Điều 33 Nghị định 128/2020/NĐ-CP phải phù hợp với quy định tại Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Trường hợp có vướng mắc, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh báo cáo và đề xuất phương án xử lý trước khi trình các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tin liên quan
Tịch thu, tiêu hủy 9 lô cần sa
09:07 | 21/10/2024 An ninh XNK
Rút ra nhiều bài học từ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
20:14 | 09/10/2024 Hải quan
Tiếp tục tạm ngừng chuyển khẩu, tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ
08:18 | 10/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK