Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn thiếu bền vững
Tại hội nghị, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh là TP.HCM, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang) dù đang đóng góp hơn 42% GDP, hơn 60% ngân sách quốc gia và chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế của toàn vùng vẫn thiếu bền vững.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, với tư cách là chủ tịch hội đồng vùng nhưng vai trò của chủ tịch vùng cũng chỉ dừng lại ở quyền tiếp nhận ý kiến của các tỉnh thành trong vùng và chuyển kiến nghị lên Chính phủ.
Mặc dù đã có sự liên kết giữa các tỉnh thành trong phát triển kinh tế vùng nhưng vẫn còn manh mún. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, Trường Đại học Mở Bán công TP.HCM, yếu tố quan trọng nhất là toàn vùng chưa có cơ quan điều phối chưa đủ mạnh và đủ khả năng đánh giá cụ thể tiềm năng phát triển từng địa phương trong vùng, từ đó xây dựng định hướng phát triển toàn vùng. Hiện những vấn đề cần thiết để đẩy mạnh phát triển vùng như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, cụm đô thị, kết nối hạ tầng giao thông, ngành kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường… cho toàn vùng vẫn chưa được thực hiện.
Theo đại diện tỉnh Long An, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ giữa các tỉnh đã khiến cho những tuyến đường dẫn vào cửa ngõ TP.HCM,cảng, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ùn tắc nghiêm trọng; hoạt động thương mại, du lịch còn chồng chéo; tính liên kết vùng nguyên liệu, nông sản với những thị trường tiêu thụ lớn như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương bỏ ngỏ…Về phía lãnh đạo các tỉnh thành trong vùng tham gia tư cách thành viên hội đồng vùng nhưng trách nhiệm còn chung chung, chưa có sự phân công nhiệm vụ nên trách nhiệm cũng như hiệu quả thực hiện còn hạn chế và tự phát.
Để có thể phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc cho rằng, nếu không xây dựng nguồn tài sản chung, nguồn lực ngân sách chung của vùng để phát triển những công trình chung của vùng thì rất khó tạo động lực phát triển vùng. Chính phủ cần phải cho các tỉnh thành lập 2 công ty tài chính để huy động vốn phục vụ phát triển vùng. Nguồn ngân sách điều tiết về trung ương nên có tỷ lệ để lại cho vùng.
Chủ trì hội nghị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng đề nghị, cùng với chính sách tự nguyện và đồng thuận các tỉnh, thành cần chủ động cùng TP.HCM tận dụng tối đa những chủ trương, chính sách đã có để gỡ rối những vấn đề cấp thiết trong phạm vi vùng…
Tuy nhiên, về lâu dài, Chính phủ cần xem xét yếu tố cần thiết có chính sách phù hợp để thực hiện khả thi vấn đề điều tiết toàn vùng, hướng tới xây dựng cơ chế phát triển khu kinh tế mở, không gian mở cho toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cùng với đó, ban hành quy chế vùng để chủ tịch điều phối vùng có quyền hạn điều phối các tỉnh thành phải theo. Đồng thời, xúc tiến xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu chung cho toàn vùng để hỗ trợ thông tin cho nhà đầu tư; tăng cường đầu tư cho nghiên cứu của đội ngũ các nhà khoa học, từng bước hoàn thiện cơ chế phát triển toàn vùng; tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội, phát triển địa phương, từng ngành, từng lĩnh vực trong toàn vùng, giảm sự chồng chéo trong quy hoạch các tỉnh.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, quan trọng nhất là các tỉnh, thành cần phải hành động cụ thể để những giải pháp, ý tưởng xây dựng, phát triển vùng phải đi vào cuộc sống. Ông Nguyễn Thành Phong cũng nhấn mạnh, cần thiết thực hiện chính sách phát triển phi cân đối giữa các tỉnh thành theo hướng hỗ trợ cho những vùng có tiềm năng phát triển mạnh để đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo ra những đầu tàu và làm động lực kéo những vùng khác phát triển theo. Tránh cơ chế cào bằng bình quân phát triển sẽ kéo thấp sự phát triển những vùng tiềm năng./.
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics