Phát triển mô hình cơ quan quản lý nợ công độc lập, chuyên nghiệp là cần thiết
Thực hiện tốt mục tiêu quản lý nợ công trong nửa đầu năm | |
Chiến lược nợ công đến năm 2030: Nguồn vay trong nước là cơ bản | |
Đảm bảo kiểm soát nợ công an toàn, bền vững |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Tham dự Hội thảo có đại diện các cơ quan của Đảng, cơ quan Quốc hội, cơ quan thuộc Chính phủ, bộ, ngành, các địa phương, đại diện các cơ quan nghiên cứu, các nhà đầu tư và đại diện các đối tác quốc tế.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 đã được Đại hội Đảng lần thứ 13 thông qua, theo đó mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển thu nhập trung bình cao, có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả.
Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, hoàn thiện thể chế, đặc biệt là các chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công bảo đảm đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công, sau năm 2020, nghiên cứu đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ quan quản lý nợ công theo mô hình phù hợp. Nghị quyết 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội đặt ra mục tiêu giữ vững an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.
Thực hiện các chủ trương định hướng nêu trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 460/QĐ-TTg ngày 14/4/2022 phê duyệt Chiến lược nợ công đến năm 2030, trong đó nêu quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải pháp quản lý nợ công, đáp ứng nhu cầu vay với chi phí, rủi ro phù hợp, đảm bảo kế hoạch trả nợ, kiểm soát các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia.
Để triển khai thực hiện cụ thể, Bộ Tài chính đã đề xuất Hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới về tổ chức thể chế quản lý nợ công. Trong khuôn khổ, đợt làm việc, đoàn chuyên gia đã có một tuần trao đổi trực tiếp với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nợ trong Bộ Tài chính, các đối tác tham gia thị trường vốn.
Tiếp theo các buổi làm việc trực tiếp, nhóm chuyên gia phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về các mô hình thể chế quản lý nợ công, giúp các cơ quan có thêm thông tin để có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ và công tác phối hợp trong quản lý nợ trên thế giới và bối cảnh Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc tổ chức mô hình cơ quan quản lý nợ cũng hết sức đa dạng, có nhiều cách tiếp cận, phương thức quản lý nợ khác nhau.
Nhiều quốc gia đã lựa chọn thiết lập cơ quan quản lý nợ công (DMO) để tập trung các chức năng quản lý nợ nhằm đạt đến trình độ chuyên nghiệp hóa cao. Các quốc gia OECD chọn thiết lập một cơ quan quản lý nợ độc lập (Áo, Phần Lan, Ai-len, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Đức, Hungary và Anh), một số quốc gia khác thiết lập văn phòng DMO riêng biệt nhưng hoạt động dưới Bộ Tài chính (như Úc, Bỉ, Canada, Pháp, Hà Lan, New Zealand, Ba Lan và Mỹ).
Các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cũng đã thiết lập văn phòng DMO riêng biệt như Thái Lan, Philippines, Indonesia. Mục tiêu chung trong việc hình thành DMO là đảm bảo thực hiện nhất quán, đồng bộ, kiểm soát toàn diện rủi ro phát sinh từ việc vay nợ, thực hiện các chính sách quản lý nợ, kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ.
“Đối với Việt Nam, hiện nay, chính sách quản lý nợ công gắn với chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách quản lý nợ công mới chủ yếu tập trung vào huy động các nguồn vay ưu đãi, nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế chưa thực hiện đầy đủ như: giám sát và đánh giá tất cả các khoản vay và giao dịch nợ để đảm bảo phù hợp với các thông số rủi ro đề ra trong chiến lược nợ; giám sát rủi ro toàn bộ danh mục nợ chính phủ, kết nối giữa chính sách quản lý ngân quỹ và quản lý nợ công, cơ sở dữ liệu chia sẻ chung về nợ công…”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.
Bà Stefanie Stallmeister, Giám đốc điều hành hoạt động Ngân hàng thế giới phát biểu tại Hội thảo. |
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 thành nước thu nhập trung bình cao, xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức đầu tư. Trong bối cảnh vị thế, vai trò kinh tế của Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi sẽ giảm đi, danh mục nợ sẽ phát sinh thêm nhiều loại rủi ro, đòi hỏi có sự quản lý đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp hóa để tăng cường hiệu quả hoạch định chính sách và đạt được cơ cấu chi phí - rủi ro nợ công phù hợp với mục tiêu quản lý đặt ra.
Do đó, theo Thứ trưởng, việc nghiên cứu phát triển mô hình DMO với đầy đủ chức năng theo thông lệ quốc tế phù hợp với trình độ phát triển nhu cầu quản lý của Việt Nam trong từng giai đoạn là cần thiết. Song song với cải cách thể chế, sẽ tiếp tục hoàn thiện công cụ quản lý nợ, cơ chế kiểm soát rủi ro đảm bảo dư địa tài khóa và chính sách để phấn đấu mục tiêu nêu trên.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Stefanie Stallmeister, Giám đốc điều hành hoạt động Ngân hàng thế giới cho rằng, tại Việt Nam, công tác quản lý nợ hiện nay còn tản mạn, vì thế chúng ta còn nhiều không gian để tiếp tục tăng cường sắp xếp thể chế quản lý nợ ở Việt Nam.
“Các quốc gia như Indonesia, Thái Lan đã thành lập văn phòng các cơ quan quản lý nợ độc lập của họ. Chúng ta nhìn thấy việc thành lập các cơ quan quản lý nợ độc lập sẽ giúp phát huy sức mạnh của cơ quan đó, cùng với năng lực chuyên môn tập trung, phân tích kỹ lưỡng”, bà Stefanie Stallmeister nói.
Cũng theo bà Stefanie Stallmeister, để phát triển thị trường nợ của Chính phủ, hỗ trợ công tác quản lý nợ, thực hiện mục tiêu chính sách tài khóa, tiền tệ hiệu quả, Bộ Tài chính cũng đã có kế hoạch thành lập văn phòng cơ quan quản lý nợ vào năm 2030 theo hướng đó.
Khung thời gian này cũng phản ánh những cải cách thể chế là rất thách thức, đòi hỏi phải có những sửa đổi về hành lang pháp lý, khung khổ luật pháp, điều đó cần có thời gian.
“Tăng cường công tác quản lý rủi ro trong quản lý nợ cũng như những thể chế công tác quản lý rủi ro, quản lý nợ sẽ giúp Việt Nam giảm được tổn thương trước các cú sốc kinh tế từ bên ngoài. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam, cho Bộ Tài chính về mặt kỹ thuật để đạt được mục tiêu đề ra", đại diện Ngân hàng thế giới khẳng định.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics