Phải cải cách kinh tế thị trường
Là chuyên gia luôn ủng hộ cải cách mạnh mẽ kinh tế thị trường và thiết lập trật tự kinh tế thị trường, TS. Lê Đăng Doanh chia sẻ: Gần đây nổi lên việc trật tự kinh tế thị trường bị làm xấu đi nhiều vì một con ruồi trong chai nước. Ví dụ này rất đáng được đưa ra. Khi phát hiện con ruồi trong chai nước, lẽ ra công ty, Hội Bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan quản lý phải xem xét con ruồi ở đâu đến và công ty đó phải xin lỗi khách hàng. Nhưng công ty lại dụ khách hàng nhận tiền rồi báo công an bắt. Đó là cách hành xử không đúng trong nền kinh tế thị trường.
Ông Lê Đăng Doanh cũng nhắc đến sự cần thiết phải điều chỉnh hành vi của công chức với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Ví dụ không cho phép công chức gợi ý doanh nghiệp mừng tuổi dịp Tết đến, hay cơ quan nhà nước mời khách đi nhậu rồi gọi doanh nghiệp đến thanh toán, hay bảo doanh nghiệp tài trợ đi nước ngoài.
“Phải có quy định cái gì cơ quan nhà nước được làm, cái gì không được làm” – ông Lê Đăng Doanh nói.
Dẫn chứng về cách quản lý giá xăng, giá cước vận tải, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Việc doanh nghiệp chây ỳ chưa chịu giảm cước, hoặc có giảm thì giảm rất nhỏ giọt xuất phát từ vấn đề cung cầu. Thị trường kém cạnh tranh, thậm chí không có cạnh tranh, cầu lớn hơn cung dẫn đến tình trạng này. Do vậy, thay vì dùng “công cụ” là cán bộ thanh tra của các Bộ, các cơ quan nhà nước nên kiểm soát cạnh tranh và độc quyền thông qua Cục quản lý cạnh tranh, báo chí và các cơ quan khác.
Bên cạnh đó nên tạo hàng lang thông thoáng cho doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, nguồn cung dồi dào, nhu cầu được đáp ứng thì thị trường sẽ bớt méo mó.
Còn ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại lại có một dẫn chứng khác về cách ứng xử chưa chuẩn mực trong nền kinh tế thị trường.
Trong thị trường, doanh nghiệp là nòng cốt và để doanh nghiệp phát triển, cần một môi trường kinh doanh bình đẳng. Song ông Trương Đình Tuyển lo ngại: Chúng ta đang có hiện tượng đối xử ngược. Đó là ưu đãi hơn cho doanh nghiệp nước ngoài, tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước, sau cùng mới là doanh nghiệp tư nhân. Chúng ta chưa có môi trường kinh doanh bình đẳng.
Về vấn đề này, trao đổi với báo giới trước thềm năm mới 2015, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã khẳng định: Doanh nghiệp tư nhân phải trở thành động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước. Đó là “con đẻ”, là sản phẩm 100% của Việt Nam. Tại sao doanh nghiệp tư nhân tư nhân thì không được ưu tiên bằng doanh nghiệp nhà nước? Cho nên thời gian tới, ngay trong năm 2015 này, Việt Nam phải đưa ra nhiều chính sách hơn nữa để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo ra nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp tư nhân là nền tảng, động lực quan trọng nhất đóng góp tăng trưởng.
“Không làm được điều này, Việt Nam không bao giờ có nền kinh tế vững mạnh và tự chủ” – ông Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
Ông Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ: Cần tăng tính thị trường của nền kinh tế, xem xét đánh giá lại vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước phải thay đổi vai trò trong kinh tế thị trường và đương nhiên nhiên phải tôn trọng đầy đủ quy luật của kinh tế thị trường như quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh…
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK