PEMNA: Nhiều bài học về quản lý tài chính chi tiêu công cho Việt Nam
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. |
Tái cơ cấu ngân sách đã đạt được những kết quả bước đầu
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, sau khủng hoảng kinh tế những năm 2007- 2008, trong khoảng 10 năm, đa số nền tài chính các quốc gia trên thế giới cũng như trong khu vực đều tăng nợ, tăng bội chi 2,2 - 5,5%; thời gian gần đây giảm xuống 3,5%.
Cùng với tăng bội chi, để giải quyết khủng hoảng, nợ công toàn thế giới cũng tăng nhanh, Việt Nam không nằm ngoài quy luật. Bội chi liên tục tăng, dẫn đến nợ công trong vòng 10 năm tăng từ 32% (2005) lên 63,8% (2015) là thách thức rất lớn. Thứ trưởng cho rằng, đứng trước thách thức đó, mục tiêu quyết tâm và nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam là tái cơ cấu ngân sách và nợ công để đảm bảo nền ngân sách phục vụ sự phát triển nhanh và bền vững.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, qua 3 năm thực hiện tái cơ cấu, Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu, tạo tiền đề để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Cụ thể, qua 3 năm, Việt Nam đã phục hồi tỷ lệ động viên vào ngân sách, thay vì 21 - 22% GDP, Việt Nam đã đạt mức bình quân gần 24% GDP. Cơ cấu thu chuyển dịch quan trọng từ sản xuất, kinh doanh, từ thuế phí đã đạt 83% tổng thu ngân sách. Thu ngân sách nhà nước của Việt Nam đã không phụ thuộc vào hoạt động khai thác khoáng sản, tài nguyên. 10 năm trước, số thu từ nguồn này chiếm 23% tổng thu, hiện chỉ còn dưới 3,5% tổng thu ngân sách. Trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước, Việt Nam đã kiên định giảm bội chi từ trên 5% (quyết toán 2017) đã đạt 2,74% GDP, phấn đấu đến 2020 khoảng 3%.
“Với kết quả đó đã giúp giảm nợ công từ 63,8% xuống còn 58,4% GDP với xu hướng xuống vững chắc trong tổng nợ công đã cơ cấu lại, trên 60% đối với các khoản nợ trái phiếu chính phủ, kỳ hạn nợ dài hơn, bình quân trên 12 năm, lãi suất chỉ còn 4,2 - 4,5%/năm. Đây là tỷ lệ hợp lý trong cơ cấu lại nợ công”, Thứ trưởng nhận định.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, trong thời gian tới, thách thức còn rất lớn. Thứ trưởng mong muốn với những thách thức đặt ra hiện nay về cơ cấu ngân sách và nợ công, mong đại biểu tại diễn đàn thảo luận để các thành viên PEMNA trong đó có Việt Nam rút ra bài học tốt nhất.
Toàn cảnh Hội nghị. |
Diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm
Phát biểu tại Hội nghị, ông Kyoungho Han, Chủ tịch Ban điều hành PEMNA, Vụ trưởng Vụ Quản lý Hiệu quả hoạt động tài khoá, Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc cho biết, Hội nghị PEMNA đến nay đã có 8 năm hoạt động và là diễn đàn trao đổi những thông lệ tốt về diễn đàn quản lý tài chính công. PEMNA đã tạo ra một tinh thần cộng đồng trong mạng dưới tài chính Châu Á.
“Châu Á đang được coi là khu vực tài chính kinh tế năng động. Nếu muốn đẩy mạnh thành công của các nước trong khu vực thì các quốc gia thành viên cũng phải hợp tác với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức. PEMNA có sự tham gia của nhiều quốc gia với trình độ khác nhau. Chính vì vậy, những chia sẻ tại đây sẽ là những kinh nghiệm quý giá cho các thành viên tham dự”, ông Kyoungho Han nhận định.
Tại Hội nghị, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng nhận định, sự tiến bộ của Việt Nam phản ánh tiến bộ chung của khu vực Đông Á. Về thực chất, đó là sự kế thừa của các nền kinh tế chuyển đổi từ quốc gia có thu nhập thấp sang quốc gia có thu nhập trung bình và là 1 trong 5 nền kinh tế mới nổi của Đông Nam Á.
Cũng theo ông Ousmane, sự thành công của mô hình phát triển kinh tế châu Á dựa vào 3 trụ cột: Tru cột về định hướng đối ngoại tức là hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu; Trụ cột về đầu tư cho nguồn vốn con người; Trụ cột về quản trị kinh tế lành mạnh. Trong đó, trụ cột thứ 3 đóng vai trò khá quan trọng.
“Tái cơ cấu ngân sách là một chủ đề quan trọng mà PEMNA đề cập. Chủ đề về quản lý nợ an toàn và bền vững là chủ đề hết sức kịp thời. Các chủ đề của PEMNA khá hữu ích và giúp cho các Bộ quản lý tài chính của các quốc gia có thể chèo lái trong môi trường mới, như tăng cường thu để đảm bảo bền vững tài khóa”, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định.
Với Hội nghị toàn thể Mạng lưới Quản lý chi tiêu công Châu Á, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn kì vọng, qua PEMNA, Việt Nam có thể trao đổi với các đối tác khác để đạt được những kết quả cao hơn nữa trong quản lý chi tiêu công.
Hội nghị toàn thể PEMNA năm 2019 là Hội nghị quốc tế quy mô lớn, với sự tham gia của gần 150 đại biểu đến từ 14 quốc gia thành viên PEMNA (Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Philipin, Singapore, Thái Lan, Timor-leste, Việt Nam) và các tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, OECD, USOTA, UNESCAP. PEMNA là mạng lưới học hỏi giữa các đồng nghiệp gồm cán bộ và chuyên gia về quản lý tài chính công trong khu vực. Được thành lập từ năm 2012 theo sáng kiến của Ngân hàng Thế giới, Bộ Tài chính và Chiến lược Hàn Quốc, với mục tiêu hỗ trợ các Chính phủ trong khu vực giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính công và nâng cao hiệu quả chi tiêu công, thông qua việc tạo ra diễn đàn trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý tài chính công giữa các quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. |
Tin liên quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics