PAPI 2012: Người dân phải hối lộ khi xin việc, làm sổ đỏ
PAPI được thực hiện trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố. Chương trình do Uỷ ban TƯMTTQ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng, Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) phối hợp thực hiện.
Chuyển biến tích cực
Năm 2012, 13.747 người dân được phỏng vấn trực tiếp để xây dựng nên chỉ số PAPI. Dấu hiệu tích cực của PAPI 2012 là điểm số của bốn trong sáu trục nội dung tăng nhẹ, cho thấy có dấu hiệu cải thiện trong đánh giá của người dân về khu vực hành chính công song còn khiêm tốn. Bốn trục nội dung có mức tăng nhẹ về điểm là: Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Công khai, minh bạch; Cung ứng dịch vụ công và Trách nhiệm giải trình với người dân.
Nhìn chung, người dân đánh giá có sự chuyển biến theo hướng tích cực hơn về hiệu quả quản trị và hành chính công trong năm 2012 so với năm 2011. Nếu xét về địa phương, khoảng một nửa số tỉnh/thành phố có mức gia tăng về điểm, cụ thể, phần lớn các tỉnh/thành phố có mức điểm thay đổi trong khoảng ±5%.
Trong biểu đồ PAPI 2012 ở nội dung "sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở", năm tỉnh đứng đầu là Bình Định, Thái Bình, Bình Phước, Hà Nam và Hà Tĩnh, trong đó, Bình Định là tỉnh đứng đầu trong năm 2011. Ngoài ra những địa phương có sự cải thiện đáng kể nhất là Thái Bình, Bình Thuận, Tây Ninh với mức điểm ở trục nội dung tăng khoảng 15%.
Năm tỉnh cuối bảng là Đắk Lắk, Đồng Tháp, Phú Yên, Bạc Liêu và Cà Mau. Đây cũng là các tỉnh nằm trong nhóm 1/3 tỉnh cuối bảng trong năm 2011. Những địa phương có mức điểm giảm mạnh nhất là Sơn La, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Lạng Sơn với mức giảm từ 15-20%.
Chỉ số tổng hợp PAPI 2012 |
Phí “bôi trơn” phổ biến
PAPI 2012 cũng cho biết, đa số người dân cho rằng quan hệ thân quen với người có chức có quyền là yếu tố quan trọng khi xin việc vào khu vực Nhà nước. Chỉ có ¼ số người được hỏi cho biết quan hệ thân quen là không quan trọng, trong khi gần 50% số người được hỏi cho biết quan hệ thân quen là quan trọng hoặc rất quan trọng và khoảng ¼ còn lại trả lời họ không biết.
Phát hiện của PAPI còn cho thấy tham nhũng vặt và hối lộ là những vấn đề còn thường trực ở nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, người dân đánh giá hiện trạng tham nhũng vặt có chiều hướng gia tăng. Người trả lời đồng tình với những nhận định phải đưa hối lộ, “lót tay”. Cụ thể: Khi xin việc vào khu vực nhà nước (44%, tăng đáng kể so với tỉ lệ 29% trong năm 2011); Khi đi khám, chữa bệnh ở bệnh viện công tuyến huyện (42%, tăng so với 31% trong năm 2011); Khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (32%, tăng so với 21% trong năm 2011) và 17% số người được hỏi cho biết họ đã phải trả chi phí không chính thức khi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đặc biệt, người dân còn cho biết, chi phí không chính thức khi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trung bình là 123.000đ, song ở một vài trường hợp điển hình, con số này còn lên tới 104 triệu đồng.
Tuy nhiên ở góc độ sự chịu đựng của người dân với tham nhũng, PAPI lại cho thấy một góc độ mới, đó là mức độ chịu đựng hối lộ, tham nhũng vặt là tương đối lớn, cho thấy hiện tượng người dân cũng chủ động thực hiện hành vi đưa hối lộ để giảm thiểu thủ tục hành chính rườm rà với hy vọng nhận được chất lượng dịch vụ công tốt hơn.
PAPI đo lường trải nghiệm của người dân với việc thực thi chính sách, pháp luật, quy định của các cấp chính quyền địa phương ở sáu nội dung chính: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công.
Hồ Huệ
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics