Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI: Phát triển bền vững dẫn dắt doanh nghiệp thích ứng và phục hồi trước khủng hoảng
![]() |
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam. |
Ông đánh giá như thế nào về những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi các mục tiêu phát triển bền vững?
Trong gần 6 năm theo đuổi thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Xét trên phạm vi toàn cầu, thứ hạng của Việt Nam về kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) liên tục tăng trong giai đoạn 2016-2021, từ vị trí 88/149 quốc gia năm 2016 lên vị trí 51/165 quốc gia năm 2021. Việt Nam được đánh giá đã và đang thực hiện tốt một số chỉ tiêu về xóa đói nghèo; cải thiện trong các khía cạnh trao quyền lực và cơ hội tham gia chính trị cho phụ nữ…, cùng nhiều mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện.
Tuy nhiên, một số mục tiêu Việt Nam khó có thể đạt được trong năm 2030. Đó là mục tiêu đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người Việt Nam; đặc biệt là phát triển đô thị, nông thôn bền vững. Hơn nữa, trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam chỉ được đánh giá ở mức “hoàn thành” đối với 2/17 mục tiêu là Chất lượng giáo dục và Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm.
Những nỗ lực của Việt Nam về phát triển bền vững đã tác động như thế nào đến cộng đồng doanh nghiệp, thưa ông?
Phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp có thể hiểu đơn giản là chiến lược quản trị doanh nghiệp phát triển thích ứng được với mọi hoàn cảnh, dựa trên cơ sở bảo đảm hài hòa các lợi ích về kinh tế bao gồm lợi nhuận, doanh thu với lợi ích của người lao động và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp dần chuyển dịch định hướng, chiến lược kinh doanh từ “kinh doanh vì lợi nhuận” sang kinh doanh có trách nhiệm.
Thời gian qua, nhất là khi trải qua 4 đợt dịch Covid-19, phát triển bền vững không chỉ là “kim chỉ nam” trong trạng thái ổn định mà còn đóng vai trò quan trọng dẫn dắt doanh nghiệp thích ứng và phục hồi khi đối mặt với khủng hoảng. Đặc biệt, các doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển bền vững nói chung và áp dụng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) do VCCI xây dựng nói riêng, đều cho thấy sức chống chịu tốt hơn hẳn so với mặt bằng chung, đồng thời còn có sức bền dẻo dai hơn, nên khả năng phục hồi cũng cao hơn.
Đại dịch Covid-19 có thể là “cú huých” quan trọng để các doanh nghiệp thay đổi tư duy nhìn nhận về khủng hoảng, từ đó có sự chuẩn bị và đầu tư, thậm chí tập trung nhiều nguồn lực hơn cho việc thiết lập khung quản lý rủi ro và kế hoạch hoạt động kinh doanh liên tục. Khi khủng hoảng xảy ra, doanh nghiệp có thể khởi động ngay cơ chế phòng ngự và khắc phục sự cố, từ đó phục hồi và phát triển hơn. Đến khi dịch được khống chế, kinh tế phục hồi, trên cơ sở những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đã tạo dựng từ nguồn nhân lực và niềm tin của người lao động với doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có nền tảng vững vàng để sớm trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
Thời gian tới, theo ông, những thách thức nào nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững?
Thách thức lớn nhất hiện nay đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững là nhận thức và năng lực của toàn hệ thống còn thấp, bao gồm nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài chính và thể chế, làm cho những thói quen cũ trong sản xuất đời sống và quản lý chậm thay đổi. Không chỉ thế, nhận thức của các cơ quan quản lý cũng chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, nên các chính sách kinh tế - xã hội còn thiên về tăng trưởng nhanh, chưa quan tâm đúng mức đến tính bền vững khi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên…
Ngoài ra, nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam chủ yếu vẫn là nguồn lực công, trong khi đó cân đối ngân sách nhà nước và dư địa để mở rộng quy mô động viên ngân sách nhà nước đang đối mặt với nhiều thách thức. Việc huy động nguồn lực tư nhân, các nguồn lực trong xã hội lại hạn chế, khi các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động thấp, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chưa tạo được sự lan tỏa về năng suất và công nghệ trình độ cao.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu, trình độ phát triển khoa học công nghệ, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ còn thấp. Đáng chú ý, đại dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, khiến các chuỗi cung ứng sản xuất bị ngưng trệ, nhiều lĩnh vực dịch vụ phải đóng cửa, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam.
Vì thế, mới đây, ngày 1/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 với các mục tiêu tham vọng nhằm đưa Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, hướng tới khát vọng thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Lựa chọn tăng trưởng xanh được coi là một hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên
Do vậy, VCCI đã phối hợp chặt chẽ VBCSD để phát huy vai trò định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện phát triển bền vững. VCCI và VBCSD cũng kiến nghị, tư vấn cho Chính phủ trong thực hiện các giải pháp giải quyết các thách thức trong các mô hình đối tác công tư (PPP) nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử
20:32 | 26/04/2025 Multimedia

Giá căn hộ tại Hà Nội diễn biến trái chiều
14:49 | 28/04/2025 Nhịp sống thị trường

Khởi động dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
14:20 | 28/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025
15:10 | 26/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”
21:40 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường
14:07 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

SIC Tech Day 2025: Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ
11:09 | 25/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

GLC Group - hợp tác cùng toả sáng
09:46 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

FAST500 năm 2025: Tôn vinh doanh nghiệp Việt trỗi dậy giữa nghịch cảnh
20:43 | 24/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Hơn 10.000 nhà mua hàng, đại lý tìm nguồn cung và nhà bán lẻ tại Việt Nam
15:49 | 24/04/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel Post đặt mục tiêu tăng trưởng 33,4% dịch vụ lõi trong năm 2025
10:25 | 24/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Viettel AI làm chủ phương pháp mở rộng quy mô AI gấp 5 lần
12:05 | 23/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Vedan Việt Nam trao tặng nhà Đại đoàn kết
10:33 | 23/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường trong nước –“phao cứu sinh” khi xuất khẩu gặp khó
21:18 | 22/04/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: 100% cửa hàng xăng dầu áp dụng HĐĐT kết nối cơ quan thuế

(INFOGRAPHICS): Ngành Thuế đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Tìm kiếm cơ hội tại Indonesia - thị trường Halal lớn nhất thế giới

Xuất khẩu rau quả lao dốc

Hải quan khu vực III tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm giả

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

Bà Rịa - Vũng Tàu: 100% cửa hàng xăng dầu áp dụng HĐĐT kết nối cơ quan thuế

Chi cục Thuế khu vực I: thu ngân sách từ hộ, cá nhân kinh doanh tăng cao

Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái tăng mạnh

Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất: đón chu đáo nhiều đoàn khách quốc tế dự đại lễ 30/4

Tự động hóa công tác quản lý nợ thuế

Hải quan khu vực XX: Làm thủ tục thông quan gần 35.000 tờ khai XNK

Tìm kiếm cơ hội tại Indonesia - thị trường Halal lớn nhất thế giới

Xuất khẩu rau quả lao dốc

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép từ Việt Nam

Chính thức vận hành cầu cảng gần 1.000 tỷ đồng tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh)

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Hải quan khu vực III tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm giả

Cảnh sát biển bắt giữ 70.000 lít dầu và 700 m3 cát nhiễm mặn

9 án tử hình trong đường dây vận chuyển 91 kg ma túy

Lập hàng chục công ty "ma" mua bán hóa đơn với số tiền hơn 6000 tỷ đồng

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai bắt giữ vụ vận chuyển trái phép than cám

Hình ảnh 4 vụ bắt giữ vàng, ma túy do Hải quan tham gia triệt phá

Sớm triển khai thông báo tạm hoãn xuất cảnh điện tử do nợ thuế

Hướng dẫn thủ tục miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào kho ngoại quan sau đó xuất bán sang nước thứ ba

Tăng thuế - biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá

Thủ tục hải quan đối với hóa chất xuất nhập khẩu
