Nút thắt nào đang cản trở DN tư nhân tiếp cận vốn ngân hàng?
Chiều hôm nay (26/7) trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã diễn ra tọa đàm trực tuyến “Tháo gỡ nút thắt trong tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân”.
Theo nội dung trao đổi trong toạ đàm, trong thời gian qua, kinh tế tư nhân, nhất là doanh nghiệp (DN) tư nhân đã phát triển mạnh trên nhiều phương diện và đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và vùng miền. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 40% GDP, thu hút khoảng 51% lực lượng lao động của cả nước.
Tuy nhiên, kinh tế tư nhân quy mô còn nhỏ và đang phát triển dưới mức tiềm năng. Một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của các DN tư nhân là do khó tiếp cận vốn ngân hàng.
Nhiều chương trình ưu đãi nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn kêu khó tiếp cận
Mặc dù Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng đã có nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng. Nhưng thực tiễn cho thấy, việc tiếp cận vốn tín dụng của DN tư nhân vẫn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện vay vốn, tài sản thế chấp, báo cáo tài chính...
Ông Trần Văn Tần - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết từ đầu năm 2017 NHNN đã thực hiện đặt lãi suất trần cho các lĩnh vực ưu tiên, tổ chức nhiều chương trình kết nối giữa ngân hàng và DN,…Các TCTD cũng đã chủ động đưa ra một số chương trình ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) như: Vietcombank cho vay USD với quy mô 23 triệu USD lãi suất từ 3 - 4%/năm; Ngân hàng Bản Việt có chương trình “Kết nối Bản Việt – SME” với quy mô lên đến 600 tỷ; ABBank có chương trình “ SE top- up” cho vay tín chấp tới 3 tỷ đồng.
Ông cũng cho biết 6 tháng đầu năm 2017 dư nợ tín dụng của SME đạt 1,3 triệu tỷ, chiếm khoảng 25% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 6,5% so với năm 2016. Có khoảng 200 nghìn khách hàng còn dư nợ, tăng 10.500 khách hàng so với năm 2016.
Tuy nhiên, ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng DN tư nhân và SME vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn ngân hàng. “Có khoảng 70% DN tư nhân không tiếp cận được vốn mặc dù đã có nhiều chính sách tăng trưởng tín dụng cho khu vực”- ông chia sẻ.
Những DN tư nhân, SME không tiếp cận được vốn ngân hàng khi có nhu cầu đầu tư lại phải tìm đến những nguồn vốn ngoài vốn tự có như vay người thân và vay ngoài với lãi suất và rủi ro cao. Ông nhận định không tiếp cận được vốn từ kênh ngân hàng là một trong những nguyên nhân khiến DN tư nhân không tăng trưởng được.
Nút thắt nào đang cản trở DN tư nhân tiếp cận vốn ngân hàng?
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong chỉ ra 3 nguyên nhân khiến cho quá nửa doanh nghiệp SME chưa tiếp cận được vốn cho ngân hàng. Thứ nhất, về khách quan, DN tư nhân chưa có chiến lược đầu tư dài hạn nên có xu hướng ưa thích sử dụng vốn tự có. Thứ hai, lãi suất vay ngân hàng còn cao so với mức lãi suất các nguồn vốn họ có thể tự lo. Thứ ba và cũng là nguyên nhân chủ yếu là DN tư nhân không có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.
Đứng trên góc độ doanh nghiệp, ông Tô Hoài Nam nhận định ngân hàng không thiếu vốn nhưng lại thiếu niềm tin với DN tư nhân và đây là vấn đề cốt lõi dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Chính sách của ngân hàng quá thận trọng và theo hướng DN phải thay đổi chứ không tự mình thay đổi. Cán bộ ngân hàng không dám hành động có thể vì e sợ bị hình sự hoá trong một số trường hợp.
Trong khi đó, DN tư nhân lại không chứng minh được hiệu quả sản xuất kinh doanh của phương án vay vốn; báo cáo tài chính không theo chuẩn quy định của ngân hàng; nguồn vốn đối ứng và giá trị tài sản thế chấp thấp.
Giải pháp nào để phát triển tín dụng DN tư nhân?
Theo ông Tô Hoài Nam, tỷ lệ nợ xấu của DN tư nhân thấp hơn rất nhiều so với các loại hình DN khác. Điều này cho thấy đây là mảng có tiềm năng mở rộng tín dụng đối với các ngân hàng. Ông cho rằng ngân hàng đưa ra nhiều biện pháp nhưng cần thay đổi triệt để tư duy mà cần những hành động thực tiễn hơn.
nut that nao dang can tro dn tu nhan tiep can von ngan hang
'Nợ xấu chủ yếu nằm ở doanh nghiệp lớn'
Cụ thể, thay vì nhìn vào 70% DN tư nhân là rủi ro thì nên lọc ra 10% là các DN có tiềm năng. Đồng thời, ngân hàng cần thiết kế lại các điều kiện cho DN tư nhân vay, hướng dẫn các DN những thủ tục vay theo chuẩn ngân hàng. “Điều cần nhất là mở lối ra cho vay tín chấp và cần để DN tư nhân tiếp cận nhiều hơn tới nguồn vốn trung dài hạn” –ông nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông cho rằng DN tư nhân cũng cần có những hỗ trợ từ nhà nước như tăng hạn mức bảo lãnh, tạo cơ chế sản phẩm đặc thù, cho vay tín chấp,…
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong cho rằng bản thân các DN tư nhân nên mạnh dạn liên kết với nhau, thực hiện M&A để nâng cao vị thế, tự khẳng định mình để đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng. Các ngân hàng là những tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận, họ không dễ cho vay những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. DN có thể mở rộng các kênh huy động vốn khác như cổ phần hoá, vốn trên thị trường chứng khoán.
Về phía ngân hàng, nên tập trung phát triển tín dụng theo chuỗi để đảm bảo kiểm soát rủi ro tốt hơn. Đồng thời, cần hạ thấp các quy định về tài sản, cho vay tín chấp nhất là đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp.
Ông cũng nhấn mạnh cần thúc đẩy hoạt động của quỹ hỗ trợ SME và quỹ bảo lãnh doanh nghiệp, không để hoạt động “trên giấy”. Hai quỹ đã thành lập từ rất lâu nhưng quy mô bảo lãnh, hỗ trợ lại rất ít. Theo ông cần có thêm cơ chế kiểm tra, thanh tra tránh việc lợi dụng làm việc không hiệu quả.
Trao đổi trong toạ đàm, ông Trần Văn Tần khẳng định các DN có quy mô khác nhau đều bình đẳng trong quan hệ với ngân hàng. Ông cho biết NHNN sẽ và đã có nhiều chính sách để phát triển mảng tín dụng DN tư nhân như nâng cao trình độ thẩm định cán bộ tín dụng, chủ động đưa ra sản phẩm đặc thù, phát triển mảng tín chấp, triển khai chương trình kết nôi ngân hàng – DN,…
Ông cho biết đầu tháng 7, Chính phủ đã văn bản đến chủ tịch UBND tỉnh đề nghị phối hợp chỉ đạo triển khai đẩy mạnh việc tiếp cận vốn của các DN SME, tháo gỡ các khó khăn còn tồn đọng.
Tin liên quan
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK