"Nửa mừng nửa lo" khi thương mại điện tử phát triển đột phá
Xây chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử | |
Doanh số thương mại điện tử đạt 35 tỷ USD vào năm 2025 | |
Thương mại điện tử lên ngôi trong đại dịch Covid-19 |
Quang cảnh hội thảo |
Đột phá trong chuyển đổi số
Tại Hội thảo “Phát triển TMĐT: Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam” do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng nay 2/6, TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định, TMĐT giúp doanh nghiệp nâng cao được sức cạnh tranh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc tiết kiệm chi phí trong thuê mặt bằng, nhân công, quảng cáo cũng như dịch vụ bán hàng.
“Doanh nghiệp tăng được việc tiếp cận đầu vào và đầu ra, mở rộng khả năng quảng bá, tiếp thị khách hàng mà không cần tăng chi phí tương ứng. Đặc biệt, thời gian dành cho thực hiện giao dịch TMĐT không giới hạn đối với khách hàng toàn cầu với tốc độ giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất, tận dụng được mọi nguồn lực”, TS. Lê Xuân Sang nhấn mạnh.
Dẫn báo cáo gần đây của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), lãnh đạo Viện Kinh tế Việt Nam nêu rõ, dịch Covid-19 đã giúp doanh số bán hàng của doanh nghiệp cho khách hàng cá nhân tăng lên đỉnh điểm, đặc biệt làm tăng doanh số bán hàng giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát của Tạp chí Nikkei (Nhật Bản) mới đây với 4.273 doanh nghiệp, khách hàng trong thời gian từ 19/3 đến 19/4/2020 đối với vùng châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, có đến 52% ý kiến được hỏi sẽ tăng mua hàng online; 32% ý kiến khẳng định là không thay đổi phương pháp mua sắm và chỉ có khoảng 10 % ý kiến không tin tưởng vào TMĐT.
Nhìn nhận ở câu chuyện cụ thể của Việt Nam từ đầu năm đến nay, đặc biệt đặt trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh khẳng định, nổi lên trong hoạt động TMĐT và kinh tế số của Việt Nam là "gam màu hồng", len lỏi đến khắp các lĩnh vực kinh tế. Quá trình chuyển đổi số trong thời gian dịch Covid-19 ở Việt Nam đã có những bước đột phá trong 5 tháng qua.
Kinh tế số là "bản sao" của thế giới thực
Vì sao những tháng đầu năm nay, TMĐT của Việt Nam lại có sự phát triển nhanh chóng? Trả lời cho câu hỏi này, chuyên gia Võ Trí Thành cho rằng, nguyên nhân đầu tiên là nhờ chính sách “cực chẳng đã” khi Việt Nam phải thực hiện chủ trương giãn cách xã hội trong nội tại quốc gia và cách ly biên giới giữa các quốc gia.
“Thành công của TMĐT trong chống dịch Covid-19 là nhờ một chính sách không hề ai muốn có, đó là giãn cách xã hội. Chuyển đổi số nhờ có dịch bệnh nên đã được đẩy mạnh. Lý do nghe rất hay nhưng sâu xa lại rất buồn”, vị chuyên gia này bày tỏ quan điểm.
Dự báo quy mô thị trường TMĐT Việt Nam sẽ đạt 33 tỷ USD năm 2025. Nguồn: Internet |
Về nguyên nhân thứ hai giúp đẩy mạnh phát triển TMĐT, kinh tế số ở Việt Nam trong 5 tháng qua, theo chuyên gia Võ Trí Thành là nỗi sợ hãi. Sợ hãi dịch bệnh của xã hội khiến giao dịch online tăng lên. Tuy nhiên, vị này cũng ngay lập tức nhấn mạnh: "TMĐT tiến lên không thể nhờ vào sự sợ hãi mà phải phát triển bằng tình yêu, sự gắn bó đoàn kết và sự dịch chuyển xu hướng tiêu dùng”.
Ông Phan Thế Quyết, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho biết, với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2018 lên tới khoảng 8 tỷ USD và dự kiến đạt 13 tỷ USD năm 2020, đạt 33 tỷ USD năm 2025.
Thị trường này bao gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán các dịch vụ và sản phẩm số hoá khác.
"Quy mô thị trường 13 tỷ USD năm 2020 là cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 - 2020. Theo mục tiêu này thì quy mô TMĐT bán lẻ (B2C) đạt 10 tỷ USD vào năm 2020", ông Phan Thế Quyết nói.
Nhận định, dù ảo đến đâu thì cuối cùng bản chất của kinh tế số vẫn là bản sao của thế giới thực. Nếu thế giới thực không vận hành thì mảng kĩ thuật số cũng không thể tồn tại và phát triển, chuyên gia Võ Trí Thành đưa ra dẫn chứng: "Uber vừa rồi phải cắt giảm 600 – 700 nhân công ở Ấn Độ vì thua lỗ nặng. Như vậy dù mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ nào cũng phải gắn với chiến lược thực của mỗi doanh nghiệp và doanh nghiệp đó phải biết chọn bản sao nào của thế giới thực để tham gia cuộc chơi”.
Thời gian qua đã có không ít nghiên cứu, báo cáo, đưa ra những kiến nghị để đưa Việt Nam bước lên "con tàu" cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, nhờ đó tạo ra được bứt phá tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Về cơ bản, những nội dung kiến nghị đưa ra đều khá tập trung, đó là cần phải tạo dựng khung khổ làm nền tảng cho hệ thống kinh tế mới về chất, coi đó là những ưu tiên chiến lược.
Cụ thể, về cải cách thể chế, cần thiết lập quy chế điều tiết kinh doanh trên nền tảng số; tạo không gian thể chế, có thể là thử nghiệm cho sáng tạo công nghệ, cách thức vận hành kinh doanh; nâng cao pháp luật và thi hành pháp luật về bảo vệ sở hữu trí tuệ; xây dựng Chính phủ điện tử/Chính phủ số…
Ngoài ra, cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua chính sách khuyến khích/thúc đẩy sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo; tạo dựng Hệ thống sáng tạo quốc gia (NIS) lấy doanh nghiệp làm trung tâm; xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia. Cùng với đó, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện kết cấu hạ tầng... cũng là các yếu tố được không ít chuyên gia đề cập tới.
Tin liên quan
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
14:21 | 31/12/2024 An ninh XNK
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
16:19 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics