Nợ xấu tại một số ngân hàng đã tăng lên
Cảnh báo nợ xấu từ vay tiêu dùng | |
Thêm thời gian giãn nợ, cơ cấu nợ có giúp ngân hàng vơi nỗi lo nợ xấu? | |
Thận trọng với rủi ro nợ xấu và bảo đảm an toàn vốn |
Từ đầu năm 2021, nhiều chuyên gia cảnh báo, tác động của đại dịch Covid-19 tới các ngân hàng có độ trễ, nợ xấu sẽ có xu hướng tăng lên. Ảnh: Internet |
Trong số các ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính, Vietbank là ngân hàng duy nhất có kết quả kinh doanh quý 3 đi lùi, khi giảm tới 20% so với cùng kỳ năm trước. Phân tích báo cáo tài chính quý 3 của Vietbank còn cho thấy, tính đến 30/9/2021, tổng nợ xấu của ngân hàng này là hơn 1.240 tỷ đồng, tăng 58,5% so với đầu năm. Trong khi dư nợ cho vay của Vietbank chỉ tăng 4,8% lên gần 47.000 tỷ đồng. Do vậy, tỷ lệ nợ xấu đã tăng đáng kể từ mức 1,75% tại thời điểm đầu năm lên 2,65% sau 9 tháng 2021.
Tương tự, do hoạt động chủ yếu ở địa bàn TPHCM và các tỉnh miền Nam, Saigonbank bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều có lãi nhưng mảng cốt lõi nhất là cho vay tăng chậm, chi phí dự phòng rủi ro tăng gần 58% lên 42,6 tỷ đồng.
Đặc biệt, tổng nợ xấu của Saigonbank tăng 38%, lên mức 309 tỷ đồng tại ngày 30/9/2021. Trong đó, tăng mạnh nhất là nợ nhóm 3, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) dù giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ xấu. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của Saigonbank tăng từ mức 1,44% hồi cuối năm trước lên 2,05% vào cuối tháng 9/2021.
Theo Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú, 10 năm qua, việc xử lý nợ xấu rất vất vả, phải có Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu hỗ trợ. Nếu không có dịch, mục tiêu nợ xấu dưới 3% sẽ đạt được. Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng đứt gãy, doanh nghiệp không có dòng tiền, không thể trả nợ, do đó nợ xấu nền kinh tế phát sinh và tăng lên là điều tất yếu. rong bối cảnh này, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng tích cực phòng ngừa rủi ro, đẩy mạnh trích lập dự phòng. Các ngân hàng được phép trích lập trong 3 năm, mỗi năm tối thiểu 30% nợ cơ cấu lại. |
Tại ABBank, chất lượng nợ vay cũng có dấu hiệu đi xuống, khi tính đến 30/9/2021, tổng nợ xấu của ABBank tăng 46% so với đầu năm, lên mức gần 1.940 tỷ đồng. Trong khi nợ nhóm 4 giảm 21% thì nợ nhóm 3 lại tăng mạnh gấp 3 lần, nợ nhóm 5 cũng tăng tới 52% so với hồi đầu năm. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng này đã tăng lên 2,91%, so với mức 2,09% hồi cuối năm 2020.
Trong 9 tháng, NCB ghi nhận lãi trước thuế gần 206 tỷ đồng, gấp 7,2 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, tổng nợ xấu của NCB lại tăng 31% so với đầu năm. Trong đó, tăng mạnh nhất là nợ dưới tiêu chuẩn, đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 1,51% của đầu năm lên 1,94%.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2021 vừa công bố, PG Bank đã báo lãi quý 3 gấp 4,6 lần cùng kỳ nhưng nợ xấu lại tăng 13% so với đầu năm, ghi nhận 708 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất 52%, đưa tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 2,44% đầu năm lên 2,75%.
Trong khối ngân hàng lớn, dù có mức lợi nhuận trước thuế 9 tháng là hơn 17.000 tỷ đồng, dự báo sẽ cao hơn “ông lớn” Vietcombank, nhưng khối lượng nợ xấu của Techcombank đã tăng 41% so với đầu năm, lên mức gần 1.830 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất đến 74%. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vay của ngân hàng này tăng từ 0,47% vào đầu năm lên 0,57% sau 9 tháng.
Báo cáo của Chính phủ lên Quốc hội về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, trong đó có kế hoạch tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng cũng nhìn nhận, Covid-19 có thể khiến mục tiêu nợ xấu không hoàn thành. Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tới cuối tháng 6/2021, nếu tính cả nợ nội bảng, nợ ngoại bảng và nợ cơ cấu lại thì tỷ lệ nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn lên tới 7,21% (cuối năm 2020 là 5,08%).
Hiện vẫn còn rất nhiều ngân hàng chưa công bố báo cáo tài chính, nhất là những ngân hàng lớn nên có thể bức tranh nợ xấu sẽ có màu sắc khác. Nhưng hiện tại, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên tại các ngân hàng nhỏ và vừa, nguyên nhân do các ngân hàng lớn đã tích cực tăng mạnh "bộ đệm" dự phòng rủi ro, khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao hơn, nên dù ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận nhưng lại có "bức tranh" nợ xấu sáng sủa hơn.
Do đó, bên cạnh việc các ngân hàng phải tăng nguồn dự phòng rủi ro, việc xử lý nợ cũng đang được rốt ráo thực hiện. Thời gian qua, nhiều ngân hàng đã tập trung xử lý các tài sản đảm bảo của khách hàng vay nợ, giúp phần nào giảm khối lượng nợ xấu. Điều đáng mừng là ngày 15/10 vừa qua, Công ty TNHH Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã chính thức công bố đưa Chi nhánh Sàn giao dịch nợ đi vào hoạt động. Nhiệm vụ của Sàn giao dịch nợ là trở thành trung tâm môi giới, tư vấn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu mua, bán các khoản nợ và tài sản đảm bảo của các khoản nợ.
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics