Cảnh báo nợ xấu từ vay tiêu dùng
Ngân hàng đang rao bán những khoản nợ tiêu dùng chỉ vài trăm nghìn đồng đến hàng trăm triệu đồng. Ảnh: ST |
Rủi ro khách hàng tăng rõ rệt
Hiện dư nợ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam chiếm khoảng 20% tổng dư nợ. Tiềm năng tăng trưởng cho tín dụng lĩnh vực này rất cao do Việt Nam có dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng lớn.
Tín dụng tiêu dùng là những khoản vay quy mô nhỏ nhưng lại có lãi suất cao, hiệu suất sinh lời lớn, nên các tổ chức tín dụng đều tập trung đẩy mạnh phát triển. Tuy nhiên đây là khoản vay có quy trình thẩm định “lỏng lẻo”, tài sản đảm bảo thường ít giá trị hoặc cho vay tín chấp dựa vào chứng minh thu nhập. Chính vì vậy tín dụng tiêu dùng được các chuyên gia đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhiều lao động tạm nghỉ việc, nhiều cá nhân bị ngắt nguồn thu nhập, dẫn tới không có khả năng trả nợ hàng tháng theo kế hoạch đã đề ra, thậm chí không có khả năng trả cả gói vay.
Điều đáng nói, độ tuổi lao động cũng là phân khúc khách hàng chiếm tỷ trọng rất lớn của các khoản vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ mất việc làm và thiếu việc làm tăng cao đã khiến thu nhập của người dân giảm sút, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của các khoản vay tiêu dùng. Nên theo tính toán sơ bộ, tại nhiều ngân hàng, trong tổng số dư nợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, dư nợ của khách hàng cá nhân chiếm tới 1/3.
Tại cuộc khảo sát mới đây do Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện, các tổ chức tín dụng đánh giá mặt bằng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng đã tăng rõ rệt. 50,5% tổ chức tín dụng nhận định mặt bằng rủi ro tăng trong quý 3/2021, 33,7% tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng rủi ro tăng trong quý 4/2021 và 50,5% dự báo mặt bằng rủi ro tăng trong cả năm 2021, cao hơn nhiều so với ở các kỳ điều tra trước. Tỷ lệ tổ chức tín dụng nhận định rủi ro tổng thể của khách hàng hiện tại ở mức "cao và khá cao" tiếp tục tăng từ mức 32,1% tại kỳ điều tra trước lên 46,5% ở kỳ điều tra này, ghi nhận mức cao nhất kể từ khi NHNN tiến hành điều tra xu hướng kinh doanh theo quý (từ quý 1/2014).
“Đóng gói” nợ tiêu dùng để rao bán
Vài năm qua, việc ngân hàng rao bán các khoản nợ có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo của các “con nợ” đang là điều thường thấy. Nhưng gần đây, nhiều ngân hàng còn rao bán các khoản nợ vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo với giá trị chỉ từ nửa triệu đồng đến cả trăm triệu đồng, điều hiếm thấy trên thị trường mua bán nợ.
Đơn cử, vào giữa tháng 9, một ngân hàng đã đăng thông báo bán hơn 260 khoản nợ vay tiêu dùng với tổng trị giá hơn 6,5 tỷ đồng để thu hồi nợ. Đây đều là những khoản nợ không có tài sản đảm bảo, có những khoản chỉ có giá trị ghi sổ bao gồm cả nợ gốc, lãi và lãi phạt là hơn 480.000 đồng, nhưng có những khoản nợ lại lên tới hơn 100 triệu đồng. Phương thức bán được ngân hàng đưa ra là khách hàng có thể mua lẻ từng khoản hoặc mua tất cả khoản nợ. Ngân hàng sẽ lựa chọn người mua trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm từng khoản nợ.
Đại diện một công ty tài chính cho biết, rao bán các khoản nợ vay tiêu dùng theo quy định được thực hiện thường xuyên, bởi đây một nghiệp vụ trong quá trình xử lý nợ để thu hồi vốn. Tuy nhiên, những hoạt động mua bán nợ nêu trên đang đặt ra lo ngại về tình hình trả nợ cũng như nợ xấu từ các khoản tín dụng tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay.
Xét một cách khách quan, việc ngân hàng rao bán các khoản nợ tiêu dùng như nêu trên cũng có thể coi là một “tín hiệu mừng” về hoạt động của thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp. Theo các chuyên gia, việc rao bán nợ của khách hàng cá nhân hay nợ vay tiêu dùng được chào bán công khai thời gian gần đây nhằm xóa đi tâm lý "cứ khoản nợ lớn, có tài sản đảm bảo thì ngân hàng mới thanh lý". Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng khó có thể thu đủ nợ gốc và lãi, khoản thu về bao giờ cũng thấp hơn giá trị khoản vay được rao bán, nên cần tính toán tỷ lệ thu về hợp lý để các khoản nợ được rao bán “hấp dẫn” hơn mà hạn chế ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Hơn nữa, nếu các ngân hàng rao bán các khoản nợ tiêu dùng với giá trị ngang bằng giá trị sổ sách, nợ ngày càng xấu hơn thì sẽ khó thu hút nhà đầu tư, trừ những nhà đầu tư có nguồn vốn lớn, chuyên về xử lý nợ xấu.
Bên cạnh rao bán nợ, các ngân hàng và công ty tài chính cũng cho biết, mỗi ngày đều nhận được nhiều đơn xin cơ cấu nợ, giảm lãi suất… của khách hàng cá nhân.
Theo quy định của NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, khách hàng có thể nhận được hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện như: Không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc hoặc lãi theo hợp đồng do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19; có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại; khoản vay, cho thuê tài chính phát sinh nghĩa vụ nợ, trả nợ gốc, lãi trong thời gian quy định… Tuy nhiên, việc xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi… thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng.
Hiện một số công ty tài chính đã có chính sách cơ cấu nợ, tạm hoãn thanh toán trong vòng 4 tháng cho khách hàng. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ không được vượt quá 12 tháng kể từ ngày hưởng ưu đãi và phải phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với từng khách hàng. Đại diện một ngân hàng thương mại cũng cho biết, ngân hàng đã cơ cấu nợ cho một số khách hàng cá nhân theo hướng giãn nợ hoặc giảm số tiền phải trả nợ hàng tháng, kéo dài thời gian vay để phù hợp với thu nhập hiện nay của khách hàng. Tuy nhiên, sau thời gian cơ cấu nợ này, khách hàng có trả nợ được hay không vẫn chưa thể đoán định được do tình hình dịch bệnh chưa biết thời điểm nào kết thúc. Do đó, với những trường hợp xét thấy không còn khả năng thanh toán, có nguy cơ mất vốn, ngân hàng sẽ thu hồi tài sản, thanh lý để xử lý nợ.
Nhìn chung, để hạn chế rủi ro cho những khoản vay tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh, các tổ chức tín dụng cần tăng cường năng lực phân tích, phê duyệt cho vay, không thể “liều lĩnh” dù khả năng sinh lời của lĩnh vực này cao hơn, bởi việc xử lý nợ xấu từ vay tiêu dùng còn nhiều khó khăn. Mặt khác, giới chuyên gia còn cho rằng, ngoài sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng, cần các chính sách hỗ trợ về tài chính để doanh nghiệp có thêm nguồn lực trả lương cho người lao động, việc tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ trả lương cho người lao động cũng cần được mở rộng và hiệu quả hơn; cùng với đó, Chính phủ cần sớm ban hành các gói hỗ trợ an sinh cho lao động mất việc, cá nhân bị ảnh hưởng bởi đại dịch…
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics