Những "quyết định lịch sử" trong những "chiến dịch lịch sử"
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (đứng bên phải) trình bày với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh: TL |
Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chiến dịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ đều là những trường hợp như vậy. Diễn ra ở hai thời điểm lịch sử khác nhau và theo hai kịch bản khác nhau, song cùng đưa lại một đáp số chung, đó là kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong cả hai chiến dịch đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt; nắm vững và hành động đúng quy luật chiến tranh của Đảng; nghệ thuật chỉ đạo, điều hành chiến dịch, bản lĩnh chỉ huy và tư duy quân sự sắc sảo của Bộ chỉ huy (BCH) các chiến dịch... đã tạo nên sự khác biệt cho hai trận đánh mang tính quyết định thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
Cuối tháng 8/1953, Bộ Chính trị thông qua Đề án tác chiến trong Đông- Xuân 1953 – 1954 do Tổng Quân ủy xây dựng, trong đó xác định rõ Tây Bắc được chọn làm hướng chính. Như vậy, trong Thu – Đông 1953 -1954, thay vì tập trung lực lượng chủ lực ở Đồng bằng Bắc bộ để giao chiến với quân Pháp, ta đã thu hút một lực lớn binh lực của chúng lên chiến trường Tây Bắc – một chiến trường do ta chủ động chọn và phù hợp với cách đánh, thực lực của ta lúc bấy giờ. Với chủ trương này, chúng ta không những bảo vệ được vùng tự do, mà còn tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng được nhiều địa bàn chiến lược rộng lớn; tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa tác chiến của các đại đoàn chủ lực với chiến tranh du kích ở các địa phương; giữa mặt trận chính diện với mặt trận sau lưng địch; giữa chiến trường Việt Nam với chiến trường Lào và Campuchia.
Phát hiện chủ lực Việt Minh tiến lên Tây Bắc, nguy cơ đe dọa địa bàn chiến lược này đã hiện hữu, Bộ chỉ huy quân Pháp lập tức đưa 6 tiểu đoàn tinh nhuệ nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên Phủ để cứu nguy cho Lai Châu và bảo vệ Thượng Lào. Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, quân Pháp đã nhanh chóng biến lòng chảo Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh với 49 cứ điểm, 8 cụm cứ điểm chia làm 3 phân khu ( Phân khu Trung tâm, Phân khu Bắc và Phân khu Nam). Chúng đã ném vào đây 17 tiểu đoàn tinh nhuệ nhất với xấp xỉ 16 ngàn quân (chiếm 7/10 tổng quân dù của Pháp ở Đông Dương); 20 khẩu đại bác, 7 máy bay khu trục. Hơn 3 ngàn tấn dây thép gai cũng được đổ xuống, rải đầu bao quanh các cứ điểm...
Ngày 3/12/1953, Tổng chỉ huy Navarre quyết định "giao chiến với Việt Minh ở Điện Biên Phủ". Từ chỗ không được nhắc tới trong Kế hoạch Navarre, với quyết địch ngày 3/12/1953, thung lũng Mường Thanh nhanh chóng trở thành trung tâm của kế hoạch chiến lược của Bộ chỉ huy quân Pháp trong Thu-Đông 1953.
Về phía ta, việc quân Pháp nhảy dù tái chiếm và chấp nhận trận tổng giao chiến với bộ đội ta ở Điện Biên Phủ không làm đảo lộn Kế hoạch tác chiến chiến lược trong Đông- Xuân 1953-1954 đã được Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy phê duyệt trước đó. Trái lại, đây là hành động bị động chiến lược của Bộ chỉ huy quân Pháp. Tổng Quân ủy nhận định: "bất luận rồi đây, địch tình thay đổi thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta" (1). Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ; đồng thời thành lập Đảng ủy và BCH chiến dịch do Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy.
Như vậy, với việc đưa các đại đoàn chủ lực lên Tây Bắc – một chiến trường phù hợp với trình độ tác chiến, cách đánh và vũ khi, trang bị của Quân đội Nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ, ta đã chủ động tạo ra thời cơ và kịp thời tận dụng tối đa thời cơ, buộc Bộ chỉ huy quân Pháp phải sớm chấp nhận một trận quyết chiến chiến lược trên một chiến trường do ta lựa chọn; ta giành thế chủ động về chiến lược, làm đảo lộn Kế hoạch Navarre – niềm hy vọng của Thực dân Pháp; thu hút một lực lượng lớn quân tinh nhuệ của chúng lên Điện Biên Phủ để tiêu diệt; đồng thời tạo điều kiện cho các mặt trận khác đẩy mạnh tiến công.
Ngày 14/1/1954, tại hang Thẩm Púa, BCH chiến dịch đã triệu tập Hội nghị cán bộ phổ biến Kế hoạch tác chiến chiến dịch. Hội nghị quyết định tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh"; theo đó chiến dịch sẽ mở màn vào ngày 20/1 với thời gian dự kiến diễn ra trong 3 đêm, 2 ngày. Tuy nhiên, vì một số lý do nên sau đó giờ "G" được điều chỉnh lùi lại đến ngày 25/1, rồi cuối cùng là 17h 30 ngày 26/1/1954.
Tình hình tại mặt trận Điện Biên Phủ chuyển biến rất nhanh, nhất là tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ không còn ở trong trạng thái phòng ngự lâm thời như ta phán đoán trước đó nữa; nhận thấy đánh theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh" thì khó mà bảo đảm yếu tố chắc thắng và thương vong cho bộ đội sẽ rất lớn. Chính vì vậy mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi phương châm tác chiến, chuyển từ"đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Để thực hiện phương châm này, ta đã lựa chọn và thực hiện cách đánh chiến dịch một cách đầy sáng tạo và hợp lý bằng chiến thuật "vây- lấn". Với cách đánh này, ta không tập trung lực lượng đánh thọc sâu, vỗ mặt như Bộ chỉ huy quân Pháp phán đoán, mà bằng cách đào các giao thông hào chằng chịt, tổ chức vây hãm cô lập từng cứ điểm, cụm cứ điểm, từng trung tâm đề kháng... cùng với đó là không chế, triệt tiêu đường tiếp tế cho tập đoàn cứ điểm; rồi tập trung binh hỏa lực tiêu diệt từng cứ điểm, bóc dần từng cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" là một quyết định kịp thời và sáng suốt; một quyết định mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho là "khó khăn nhất trong cuộc đờì chỉ huy" của ông. Đây được coi là một quyết định lịch sử trong một chiến dịch lịch sử.
Trung úy Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng xe tăng 4 (cầm cờ, phía trước) cùng 3 chiến sĩ của Lữ đoàn Tăng – Thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào cắm cờ trên nóc Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30/4/1975. Ảnh: Vũ Tạo – TTXVN |
21 năm sau, lịch sử lặp lại. Mùa Xuân 1975, bằng trận quyết chiến chiến lược mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh, ta đã đập tan mọi nỗ lực chiến tranh cao nhất của địch, giải phóng Sài Gòn – Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh cũng là một quyết định lịch sử. Quyết định đó được Bộ Chính trị đưa ra vào thời điểm khi mà cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã đạt được những thắng lợi có ý nghĩa về chiến lược hết sức quan trọng. Sau hơn 1 tháng tiến công liên tục, đến đầu tháng 4 ta đã giải phóng được 3/4 đất đai và gần 1/2 dân số ở miền Nam; đập tan toàn bộ hệ thống chính quyền và quân đội Sài Gòn ở 2 quân khu...
Một cục diện mới đã được mở ra. Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt, mà thời cơ chiến lược đánh đòn quyết định vào sào huyệt cuối cùng của địch đã chín muồi.
Chủ động nắm bắt thời cơ, ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị họp và quyết định giải phóng Sài Gòn – Gia Định trước mùa mưa. Chỉ một tuần sau đó, ngày 31/3, với tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", các cơ quan chiến lược ở tổng hành dinh đã hạ quyết tâm "tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4, không thể để chậm". Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định và ngày 17/4 chuẩn y chiến dịch được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Với quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh, ta đã tạo dựng và kịp thời nắm bắt thời cơ chiến lược; hạ quyết tâm chiến dịch đúng lúc và chính xác. Chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã tập trung được một lực lượng quân sự lớn chưa từng có gồm 15 sư đoàn BB, 516 khẩu pháo, 550 pháo phòng không và tên lửa, 320 xe tăng... tạo được ưu thế tuyệt đối với địch trên tỷ lệ 1.7/1. Để đáp ứng kịp thời yêu cầu của chiến dịch, ta đã huy động và tập trung hơn 60 ngàn tấn vật chất... Tại Sài Gòn – Gia Định ta đã xây dựng được 40 lõm chính trị; đưa được 1.700 cán bộ tăng cường cho vùng ven và nội đô.
Về nghệ thuật quân sự, chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã hình thành được thế trận bao vây lớn, chia cắt hiểm, cô lập trung tâm đầu não Sài Gòn – Gia Định với các địa bàn xung quanh, đặc biệt là với Đồng bằng sông Cửu Long.
Nếu như 21 năm về trước trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bằng chiến thuật "vây – lấn" hết sức độc đáo và sáng tạo, bộ đội ta đã bao vây, cô lập rồi tiến hành tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì trong chiến dịch Hồ Chí Minh, cách đánh đã được vận dụng và phát triển lên một tầm cao mới. Trong chiến dịch này, yếu tố thời cơ và thần tốc là cực kỳ quan trọng nên ta kết hợp chặt chẽ giữa đòn tiến công của chủ lực ngoài đánh vào với nổi dậy của quần chúng ở bên trong; đánh địch trong hành tiến, sử dụng lực lượng binh chủng hợp thành đột kích thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chiến lược chủ yếu. Nhờ cách đánh này mà trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ta đã nhanh chóng đè bẹp mọi cố gắng nỗ lực phản kích điên cuồng của kẻ địch, góp phần quan trọng giữ cho thành phố Sài Gòn – Gia Định không bị tàn phá, đổ nát trong thời khắc cuối của cuộc chiến.
Chiến dịch Hồ Chí Minh là hình mẫu trong tổ chức và thực hiện hiệp đồng chặt chẽ, phát huy hiệu quả cao giữa các lực lượng: giữa bộ binh với các binh chủng hợp thành; giữa các binh đoàn chủ lực với Đặc công, Biệt động, du kích và các cơ sở chính trị trong nội đô. Cũng trong chiến dịch này ta đã kết hợp thành công trên quy mô lớn "3 mũi giáp công": Đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và binh vận.
Quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều là những quyết định lịch sử đánh dấu hồi kết của cuộc chiến tranh. Trong cả hai chiến dịch đó, tuy vận dụng cách đánh có khác nhau, song đều có điểm chung, đó là chúng ta đều đã chủ động tạo ra thời cơ và kịp thời tận dụng tối đa thời cơ, buộc kẻ địch phải sớm chấp nhận những trận quyết chiến lược vào thời điểm và trên một chiến trường do ta lựa chọn. Để bảo đảm yếu tố chắc thắng trong hai trận quyết chiến chiến lược đó, chúng ta đã huy động được sức mạnh tổng hợp để tạo ra ưu thế áp đảo kẻ địch; vận dụng những cách đánh hết sức độc đáo và sáng tạo – những cách đánh đã góp phần bồi đắp thêm cho nền nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện đại.
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đều là những chiến thắng vượt qua cả không gian và thời gian; khắc ghi những mốc son chói lọi trong thiên anh hùng ca bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam .
(1) Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký. NXB QĐND.H.2011. tr.887.
Tin liên quan
Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân nhận giải thưởng quốc tế
17:36 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Người thuyền trưởng Tàu không số và nghĩa tình đồng đội
08:10 | 01/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thiếu máy bay, các hãng hàng không triển khai các giải pháp khắc phục cho dịp nghỉ lễ
20:23 | 17/04/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics