Những ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc được lợi gì?
![]() |
VPBank hiện đang nằm trong nhóm những ngân hàng có quy mô vốn lớn và bảng cân đối tài chính lành mạnh |
Trong báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội cuối tháng 4/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. Trong số 4 ngân hàng nói trên, có 3 ngân hàng được Nhà nước mua lại 0 đồng gồm Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank). Ngân hàng còn lại là Đông Á Bank thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Theo NHNN, cơ quan này đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện các nội dung tiếp theo để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định. Như vậy, có thể thấy quá trình chuẩn bị cho phương án tái cơ cấu các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt sắp hoàn tất và bước vào giai đoạn triển khai.
Báo cáo của NHNN không nêu tên “các bên liên quan”, nhưng tại các kỳ đại hội đồng cổ đông vừa qua, nhiều ngân hàng đã lên tiếng xác nhận đang chuẩn bị phương án nhận chuyển giao các tổ chức tín dụng yếu kém. Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết Vietcombank đã xây dựng xong phương án nhận chuyển giao tổ chức tín dụng yếu kém và trình lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chờ phê duyệt. Trong khi đó, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cũng xác nhận VPBank là một trong 4 ngân hàng tham gia vào tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, nhận chuyển giao bắt buộc. Hai ngân hàng còn lại là MB và HDBank cũng cho biết đã đề xuất phương án tiếp nhận ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc với các cơ quan chức năng.
Có một điểm chung để bốn ngân hàng trên được chọn tham gia vào tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, đó đều là những ngân hàng “khỏe” và có tham vọng lớn. Vietcombank, MB hay VPBank hiện đang nằm trong nhóm những ngân hàng có quy mô vốn lớn và bảng cân đối tài chính lành mạnh. Cuối tháng 3 vừa qua, VPBank đã hoàn tất thương vụ phát hành riêng lẻ 15% vốn điều lệ cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản, thu về gần 36 nghìn tỷ đồng, bổ sung đáng kể nguồn tiền cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi và tăng hệ số an toàn vốn của ngân hàng.
Việc tiếp nhận chuyển giao bắt buộc có thể khiến các ngân hàng bước đầu phải san sẻ nguồn lực hỗ trợ, nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, điều này sẽ mang lại cho các ngân hàng những lợi ích rất lớn nhằm hiện thực hóa những kế hoạch tăng trưởng táo bạo trong tương lai.
Trước mắt, các ngân hàng yếu kém sẽ được hoạt động độc lập, tức là kết quả kinh doanh hay những khoản nợ xấu của ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc sẽ không hợp nhất vào báo cáo tài chính của ngân hàng tiếp nhận. Trong khi đó, mạng lưới hoạt động của ngân hàng sẽ mở rộng hơn, quy mô lớn hơn sẽ tăng khả năng tiếp cận phục vụ thị trường sâu rộng hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, vốn ra đời sau và vẫn thua kém các ngân hàng quốc doanh về mạng lưới hoạt động và khả năng tiếp cận khách hàng.
Nhưng lợi ích lớn hơn, giúp các ngân hàng có động lực mở rộng hoạt động kinh doanh chính là một số hỗ trợ ưu tiên từ phía cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng cao rất có giá trị trong bối cảnh “room” cho vay của nhiều ngân hàng bị hạn chế, trong khi nhu cầu vay vốn để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh vẫn được dự báo tăng cao trong thời gian tới.
Đơn cử như VPBank, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng riêng lẻ VPBank trong năm 2022 đạt xấp xỉ 30%, thuộc nhóm cao nhất ngành ngân hàng. Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), việc nằm trong nhóm 4 ngân hàng tham gia phương án tái cấu trúc một ngân hàng yếu kém giúp cho tổng hạn mức tín dụng được cấp của VPBank thuộc nhóm cao hơn trung bình ngành, là động lực chính giúp tổng thu nhập từ lãi của nhà băng này lần đầu vượt 40 nghìn tỷ đồng.
“Chúng tôi kỳ vọng với đà tăng trưởng tín dụng tốt trong năm 2022 và động lực từ việc tiếp nhận chuyển giao bắt buộc sẽ mở ra cơ hội được cấp hạn mức tín dụng cao trong năm 2023 cho VPBank,” VCBS nhận định trong một bản báo cáo phân tích về VPBank mới đây, đồng thời nhấn mạnh với mô hình hoạt động hiệu quả, năng động và vốn chủ sở hữu thuộc top đầu ngành cũng sẽ là những yếu tố quan trọng giúp VPBank đạt lợi nhuận ở mức tỷ USD trong năm nay.
Trong kế hoạch trình bày tại đại hội đồng cổ đông 2023, Ban lãnh đạo VPBank đã đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh khá mạnh bạo, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 33%, gần 636.000 tỷ đồng trong năm nay và tăng trưởng huy động 41% với hơn 518.000 tỷ đồng. Ở tầm nhìn dài hơn, ngân hàng này đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình hàng năm trong 5 năm tới lên tới 36% ở nhiều tiêu chí như: tín dụng 35%, huy động khách hàng 36%, lợi nhuận trước thuế 31% và vốn chủ sở hữu 25%.
Đại diện ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, kế hoạch tăng trưởng trong 5 năm tới của ngân hàng không hề viển vông mà đã được tính toán cẩn thận dựa trên nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả yếu tố tiếp nhận một ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc.
Tin liên quan

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay
22:24 | 26/02/2025 Kinh tế

Cổ đông Eximbank thông qua bầu thành viên Ban Kiểm soát và sửa điều lệ
22:24 | 26/02/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Kỳ vọng cơ chế đặc thù thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội phát triển
21:00 | 27/05/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel "bắt tay" KT: Tăng tốc chuyển đổi AI toàn diện tại Việt Nam
15:17 | 27/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Giá chung cư tại các đô thị lớn chững lại
07:52 | 27/05/2025 Nhịp sống thị trường

Giao dịch bất động sản tăng, tồn kho giảm trong quý đầu năm
16:34 | 26/05/2025 Nhịp sống thị trường

Hoàn thành 14 dự án nhà ở thương mại trong quý I/2025
16:31 | 26/05/2025 Nhịp sống thị trường

Murata Việt Nam tiên phong trong chương trình Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp
16:08 | 26/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng
09:20 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%
09:18 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản
09:16 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt
15:32 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 5, ngành hàng không đón hơn 10 triệu khách
15:05 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản công nghiệp kỳ vọng "đòn bẩy" sáp nhập tỉnh
08:56 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp nội giữ chân khách hàng bằng sản phẩm xanh
21:26 | 22/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Xóa bỏ thuế khoán tạo điều kiện để ngành Thuế hỗ trợ cho hộ kinh doanh phát triển

Trường hợp thực hiện thủ tục trên Hệ thống Ecus6

Một doanh nghiệp nợ thuế gần 1 tỷ đồng, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh

Chính sách thuế đối với cá nhân trúng thưởng khi chơi casino

Không sử dụng hoá đơn và mã số thuế của Công ty sản xuất thép Úc SSE từ ngày 22/5/2025

LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế
14:02 | 26/05/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

Xóa bỏ thuế khoán tạo điều kiện để ngành Thuế hỗ trợ cho hộ kinh doanh phát triển

Trường hợp thực hiện thủ tục trên Hệ thống Ecus6

Từ ngày 1/6 có khoảng 37.000 hộ kinh doanh sẽ dừng nộp thuế khoán

Hải quan khu vực V nâng cao năng lực ứng dụng chuyển đổi số cho công chức

Đề xuất hỗ trợ 50% kinh phí triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Dạy thêm có phải áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền?

EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam

Lạng Sơn – Quảng Tây: Cùng tìm biện pháp thông quan hàng hóa qua cửa khẩu của 2 bên

Xoài Việt Nam áp đảo thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc

Đức – Thị trường chiến lược giúp Việt Nam ứng phó sức ép thuế quan từ Mỹ

Thái Lan lấy lại ngôi vị số 1 về cung cấp ô tô cho Việt Nam

Doanh nghiệp chủ động xuất khẩu bền vững bằng chính thương hiệu

Một doanh nghiệp nợ thuế gần 1 tỷ đồng, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh

Không sử dụng hoá đơn và mã số thuế của Công ty sản xuất thép Úc SSE từ ngày 22/5/2025

Thu giữ trên 1,5 tấn chân gà đông lạnh, không rõ xuất xứ tại TP. Lào Cai

Lạng Sơn: Chốt chặn ngăn hàng lậu và xuất nhập cảnh trái phép

Phát hiện một lượng lớn tất chân có dấu hiệu giả xuất xứ và nhãn hiệu tại Hà Nội

Hải quan cửa khẩu Lào Cai tiêu hủy hơn 2,5 tấn thực phẩm đông lạnh nhập lậu

Chính sách thuế đối với cá nhân trúng thưởng khi chơi casino

Kê khai, thu nộp các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Hộ kinh doanh dễ dàng áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Nhiều điểm mới trong dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Trình tự, thủ tục gia hạn nộp thuế theo Nghị định 82/2025/NĐ-CP
