Những lưu ý cho doanh nghiệp dệt may, da giày từ EVFTA
Hàng dệt may phải đáp ứng yêu cầu về xuất xứ hai công đoạn mới được hưởng ưu đãi thuế của EVFTA. Ảnh: Nguyễn Huế |
Lưu ý về xuất xứ
Trong đó, đối với mặt hàng dệt may, theo bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, Hiệp định EVFTA yêu cầu sản phẩm dệt may của Việt Nam XK vào thị trường EU phải đáp ứng yêu cầu hai công đoạn mới được hưởng ưu đãi thuế. Cụ thể, trong một sản phẩm dệt may XK vào thị trường này không chỉ vải có xuất xứ từ Việt Nam mà cắt may cũng phải thực hiện từ Việt Nam mới được coi là sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam.
Tuy vậy, trong EVFTA cũng cho phép các DN áp dụng nguyên tắc cộng gộp mở rộng. Theo đó, các nguyên liệu từ các nước đã ký FTA với EU và Việt Nam cũng sẽ được chấp nhận để hưởng ưu đãi thuế. Hiện nay, mới chỉ có Hàn Quốc đáp ứng được yêu cầu này. Các DN phải tận dụng được nguyên tắc này để giảm bớt áp lực về nguồn cung thiếu hụt.
Đối với ngành da giày, nếu các DN đã XK vào EU trong khuôn khổ của chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và đang tận dụng được quy tắc xuất xứ trong GSP thì trong EVFTA quy tắc xuất xứ cũng không khác nhiều, ngoại trừ số ít mặt hàng liên quan đến việc nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của một số mã hàng cần phải khác nhau ở cấp độ 4 số và một số loại có quy định riêng về đế giày và mũ giày. Đây là một thuận lợi lớn cho ngành da giày khi EVFTA có hiệu lực.
Liên quan đến khung pháp lý về quy tắc xuất xứ, “hiện Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện về quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ EVFTA. Dự kiến khi xây dựng xong sẽ lấy ý kiến của các DN. Khi nào Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực thì Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương cũng sẽ được áp dụng”, bà Hiền cho biết.
Một điểm cần lưu ý nữa, theo đại diện Bộ Công Thương, nếu các DN đang XK vào EU đủ tiêu chuẩn được thực hiện tự chứng nhận xuất xứ theo GSP, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thì sẽ chuyển sang cơ chế vẫn do cơ quan tổ chức nhà nước cấp C/O trong thời gian đầu. Đến khi Việt Nam sẵn sàng sẽ thông báo cho EU và khi đó DN sẽ được tự chứng nhận xuất xứ. Tuy nhiên, chỉ những DN nào đáp ứng được một số yêu cầu nhất định của EU mới được tự chứng nhận C/O.
Việc DN tự chứng nhận xuất xứ sẽ giúp DN nâng cao trách nhiệm và tính minh bạch trong hoạt động XK. Nhưng ở cơ chế xác minh xuất xứ, EU sẽ tăng cường hậu kiểm sau khi thông quan. Thời gian hậu kiểm thậm chí kéo dài cả 5 năm nên ngay từ đầu DN phải chuẩn bị hồ sơ, chứng từ đầy đủ, rõ ràng và thống nhất, đồng thời phải lưu giữ hồ sơ cẩn thận dù hàng hoá đã được thông quan.
DN phải quan tâm nhiều hơn
Cơ hội là rất lớn nhưng để tận dụng được lợi thế này các DN phải có sự quan tâm không chỉ những đòi hỏi cao về quy tắc xuất xứ mà cả những việc rất đơn giản. Vì theo ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch EuroCham, mức độ tiếp cận thông tin của các DN Việt Nam rất ít, cho đến nay, nhiều DN vẫn chưa nắm được lộ trình giảm thuế của Hiệp định.
Đơn cử, có một số mặt hàng như cà phê được giảm thuế về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực nhưng hiện tại nhiều DN XK cà phê vẫn chưa nắm được thông tin này. Ông Nguyễn Hải Minh đề nghị Bộ Công Thương cần có các biện pháp hỗ trợ cho các DN nắm được những thông tin cơ bản nhất thông qua việc đào tạo, hướng dẫn cho DN cách tra cứu về sản phẩm của mình như thế nào, sau đó mới đến những thông tin khó hơn liên quan đến quy tắc xuất xứ”, ông Minh nhấn mạnh.
Với kinh nghiệm của một DN da giày đang XK thành công vào thị trường EU, ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean cho biết, để chinh phục được thị trường khó tính này, từ nhiều năm nay, Việt Thắng Jean đã đẩy mạnh đầu tư cho vấn đề môi trường cũng như thiết bị công nghệ từ châu Âu. Hiện DN đang sử dụng công nghệ laser của Tây Ban Nha, công nghệ xử lý ozon của Ý và công nghệ wash của Đức rất thân thiện với môi trường. Khi sử dụng công nghệ thiết bị từ châu Âu đảm bảo các vấn đề môi trường, sản phẩm của Việt Thắng Jean xuất vào châu Âu với giá cao hơn 30%.
Cùng quan điểm như trên, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, EVFTA là hiệp định mà ngành dệt may mong chờ từ lâu. Do vậy, để có thể tận dụng được lợi thế của hiệp định này, ngoài các giải pháp bù đắp về nguồn cung thiếu hụt, Hiệp hội còn nỗ lực thực hiện chương trình xanh hoá ngành dệt may Việt Nam đảm bảo các vấn đề về môi trường. Đặc biệt thúc đẩy các DN ứng dụng công nghệ 4.0, đầu tư thiết bị công nghệ của châu Âu vào sản xuất...
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
16:45 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vingroup, VinFast đang tạo ra bước ngoặt chuyển đổi xanh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt
14:53 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát trao tặng 200 suất học bổng tại Bình Dương
08:04 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK