Nhìn thẳng vào bản chất nguyên nhân gây chậm giải ngân vốn nước ngoài
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị các đơn vị thẳng thắn hơn trong việc đánh giá nguyên nhân giải ngân chậm. |
Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến với sự tham gia của 5 bộ có kế hoạch vốn ODA, vốn vay ưu đãi lớn nhất (Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Y tế) và UBND, các cơ quan, các ban quản lý dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi ở 63 tỉnh, thành phố với mục đích là tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ tình hình giải ngân vốn, làm rõ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, xác định lý do tồn tại.
Giải ngân còn rất chậm
Báo cáo được Bộ Tài chính phát ra tại hội nghị đã khái quát khá rõ tình hình giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài trong 8 tháng qua.
Cụ thể, cập nhật đến thời điểm 31/8/2019, số chi cấp phát từ nguồn đầu tư phát triển đã giải ngân 6.408 tỷ đồng, đạt khoảng 10,7% kế hoạch vốn Quốc hội giao. Chi thường xuyên 8 tháng, chính quyền địa phương đã giải ngân khoảng 247 tỷ đồng, đạt hơn 1,4%; doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đã giải ngân 8.894 tỷ đồng, đạt 33,9% hạn mức giải ngân cho vay lại.
Cuối tháng 6/2019, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị trực tuyến về giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài với các bộ, ngành, địa phương, các nhà tài trợ để đánh giá tình hình, làm rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp thực hiện.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có văn bản số 8270/BTC-QLN ngày 8/7/2019 báo cáo về tình hình giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài 6 tháng đầu năm, kiến nghị các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Cùng với các đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 1042/CĐ-TTg ngày 2/8/2019 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019. Tuy nhiên, việc giải ngân các nguồn vốn này đến nay vẫn khá chậm.
Nguyên nhân của việc giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi chậm thời gian qua và từ đầu năm 2019 đến nay chủ yếu tập trung vào các nhóm vấn đề: Vướng mắc trong giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn chậm, thiếu so với nhu cầu; phân bổ vốn chưa sát với thực tế; điều chỉnh kế hoạch chậm, thủ tục kéo dài; tính sẵn sàng của các dự án đầu tư thấp, hoàn thành thủ tục đầu tư chậm, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, bố trí vốn đối ứng; chậm chễ trong việc hoàn thành các thủ tục về hồ sơ giải ngân thanh toán cũng như ghi thu, ghi chi.
Tổng trị giá kế hoạch vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài đã được Quốc hội thông qua cho cả giai đoạn 2016 - 2020 là 360 nghìn tỷ đồng. Tiến độ giải ngân các năm gần đây có xu hướng giảm rõ rệt. Năm 2016: Số giải ngân quyết toán là 46.232 tỷ đồng, đạt 92,46% so với dự toán được Quốc hội giao. Năm 2017: Số giải ngân quyết toán là 57.344 tỷ đồng, đạt 77,45% so với dự toán được Quốc hội giao. Năm 2018: Số giải ngân đã ghi thu ghi chi là 33.600 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 56% so với dự toán được Quốc hội giao. Như vậy, đối với giai đoạn 2016 - 2018 tổng vốn đầu tư công Quốc hội giao là 184.033 tỷ đồng, trong đó Chính phủ đã giao 175.118 tỷ đồng. Tổng vốn đã thực hiện mới đạt 137.176 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 74,53% so với dự toán được Quốc hội giao. |
Một điểm mà rất nhiều đơn vị, địa phương vướng phải là tính sẵn sàng của dự án thấp. Trong nhiều trường hợp, mặc dù dự án được bố trí đủ kế hoạch vốn nhưng công tác triển khai rất chậm.
Tuy các bộ, ngành, địa phương đều “than thở” rằng đây là do nguyên nhân khách quan trong quá trình triển khai các dự án song theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, đây là nguyên nhân chủ quan.
“Vướng mắc khi triển khai dự án tức là do khâu sẵn sàng cho dự án thấp. Khi khảo sát xây dựng dự án không kỹ, cứ ký cho bằng được xong khi bắt tay vào làm mới thấy vướng. Vậy đây là do chủ quan. Phải nói trung thực là như thế. Cuộc họp hôm nay các đồng chí phải nói thẳng, nhận diện rõ” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Kịp thời phân bổ vốn cho dự án đang thiếu vốn
Trước tình hình hiện nay, Bộ trưởng cho rằng, phải có các biện pháp quyết liệt hơn nữa thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư công nói chung và vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài nói riêng; đồng thời phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1042/CĐ-TTg.
Nêu giải pháp, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kiến nghị các nhóm biện pháp đối với những vướng mắc hiện nay.
Trong đó, Quốc hội đã thông qua Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư công nên Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Nghị định mới về quản lý vốn ODA và vay ưu đãi thay thế các văn bản hiện hành theo hướng tập trung vào một đầu mối công tác quản lý nợ công; rà soát để đơn giản hóa các thủ tục hành chính bao gồm quy trình bổ sung kế hoạch vốn hàng năm, cơ chế điều chỉnh, điều chuyển kế hoạch vốn cũng như cơ chế hạch toán và chuyển nguồn đối với vốn vay ODA, vay ưu đãi.
Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát tổng thể việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn đến năm 2020 để kịp thời điều chỉnh và phân bổ vốn cho các dự án đang thiếu vốn nhằm đảm bảo hoàn thành việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công trung hạn.
Về phía Bộ Tài chính, theo ông Long, trong quá trình đánh giá 1 năm triển khai Luật Quản lý nợ công, Bộ Tài chính sẽ đồng thời rà soát và đánh giá việc thực hiện các Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công, trong đó có Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA và vay nước ngoài của Chính phủ.
Bộ Tài chính cũng tổ chức tuyên truyền để thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 29/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong tình hình mới cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên.
Cùng với đó sẽ chỉ đạo Kho bạc Nhà nước khẩn trương triển khai Nghị định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước ngay sau khi Chính phủ ký ban hành; tiếp tục rà soát quy trình kiểm soát chi, xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước để đảm bảo đúng thời hạn quy định, không để tồn đọng hồ sơ mà không có lý do; đôn đốc chủ đầu tư làm thủ tục kiểm soát chi trong 4 ngày kể từ khi có khối lượng hoàn thành, không để tồn đọng đến cuối năm.
Tin liên quan
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK