Nhiều lo ngại về kiểm soát lạm phát 2018
Mục tiêu khó đạt
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nối tiếp đà tăng của quý II, lạm phát vẫn được giữ ở mức cao trong quý III/2018. Theo đó, sau khi tăng cao lên 4,67% của quý II, lạm phát toàn phần đã suy giảm nhẹ trong quý III và duy trì ở mức 3,98%. Tính chung lạm phát cả năm 2018 đến hết tháng 9 đang ở mức 3,57%.
Theo đánh giá, lạm phát quý III tuy không còn tăng cao như quý trước nhưng vẫn giữ ở mức cao, chủ yếu đến từ việc giá thực phẩm tiếp tục phục hồi mạnh và sự điều chỉnh tăng giá xăng dầu liên tục.
Theo PGS. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự gia tăng của CPI trong năm nay là giá lương thực, thực phẩm phục hồi mạnh so với năm 2017. Sau khi chạm mức đáy trong vòng 30 năm, giá thịt lợn trong năm 2018 đã phục hồi rất mạnh do mất cân đối cung - cầu khi nhiều hộ chăn nuôi đã bỏ nuôi lợn sau khủng hoảng dư cung thịt lợn năm ngoái, giá lợn hơi quý III đã tăng 200% so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, báo cáo của Viện này cũng cho biết, các dịch vụ công đóng góp lớn cho sự gia tăng CPI trong 9 tháng đầu năm 2018. Cụ thể,việc các địa phương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 02/2017/TT-BHYT của Bộ Y tế đã làm cho giá mặt hàng này tăng tới 18,26% và làm CPI chung tăng 0,71%. Trong khi đó, việc các địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí cũng làm CPI nhóm hàng giáo dục tăng 7,02% và tăng CPI tổng 0,36%.
Một vấn đề về lạm phát được người dân quan tâm nhất là giá mặt hàng xăng dầu. Thông thường, việc giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng sẽ kéo theo nhiều loại mặt hàng khác tăng theo do chi phí vận chuyển tăng lên. Trong bối cảnh giá năng lượng thế giới liên tục hồi phục thời gian qua sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát thời gian tới.
Quý cuối cùng của năm 2018 khi không còn các yếu tố thuận lợi hỗ trợ như năm 2017, theo dự báo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, lạm phát các tháng có khả năng sẽ vượt quá mốc 4% và một tín hiệu cho thấy khả năng này là giá xăng đã tiếp tục tăng mạnh từ chiều ngày 6/10/2018.
Áp lực lạm phát gia tăng cộng với sức ép mất giá tiền tệ khi Fed liên tục gia tăng lãi suất làm tăng khả năng NHNN phải tăng nhẹ lãi suất điều hành nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 4% và ổn định tỷ giá trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, “với tham vọng thúc đẩy tăng trưởng của Chính phủ, chúng tôi cho rằng khả năng này vẫn ở mức thấp”, PGS. TS Nguyễn Đức Thành cho biết. Theo đó, Viện Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách dự báo, quý IV năm 2018, lạm phát của Việt Nam sẽ rơi vào khoảng 4,25%.
“Mức mục tiêu 4% như những năm vừa qua là khó có thể đạt được trong bối cảnh bất lợi như vậy. Đồng USD ngày càng mạnh lên khi Fed liên tục nâng lãi suất, khiến cho tỷ giá VND/USD sẽ tiếp tục có những biến động tương đối mạnh như thời gian qua. Việc tiếp tục sử dụng dự trữ ngoại hối hoặc nâng lãi suất để ổn định giá trị đồng VND trong ngắn hạn đều có thể dẫn tới những rủi ro cho nền kinh tế”, PGS. TS Nguyễn Đức Thành nói, đồng thời cho rằng chỉ tiêu lạm phát bình quân dưới 4% sẽ đạt được nếu không có cú sốc lớn nào về giá năng lượng trong qúy IV.
Khó kiểm soát lạm phát trong 2019?
Về vấn đề giá xăng dầu tăng trong thời gian tới sẽ tác động tới lạm phát năm 2018 như thế nào, TS. Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, việc tăng giá xăng dầu tác động trễ tới lạm phát. Lạm phát sẽ tăng mạnh vào tháng thứ 2, 3, 4 sau khi xăng dầu tăng giá và kéo dài hơn 1 năm sau. Ông cũng cảnh báo, lạm phát năm 2018 có thể giữ được mục tiêu 4%, nhưng từ 2019 kiểm soát lạm phát khó khăn hơn.
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng: Lạm phát năm 2019 sẽ vượt xa mức mục tiêu 4% mà Chính phủ và Quốc hội đặt ra cho những năm gần đây. Thay vì đặt ra những mục tiêu chưa được tính toán kỹ, Chính phủ thời gian tới cần có những biện pháp mạnh để kiềm chế rủi ro lạm phát tăng cao”.
Theo chuyên gia Phạm Thế Anh, ngoài tác động tăng giá chung của giá xăng dầu thế giới còn là thách thức với điều hành tiền tệ của Việt Nam. “Chính sách tiền tệ cần thận trọng ở tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng cung tiền. Năm nay có thể không cần phải thúc đẩy tăng tín dụng lên 15-16% như những năm trước mà chúng ta có thể tăng ở mức 10% để phòng ngừa lạm phát. Từ đầu năm đến nay, mức tăng tín dụng khoảng 10% thì chúng ta không nhất thiết phải cố gắng thúc đẩy đạt mục tiêu 16-17% sẽ gây rủi ro cho nền kinh tế. Trong khi đó, tăng trưởng của Việt Nam không hề xấu, con số Chính phủ báo cáo đã vượt kế hoạch. Chúng ta phải thận trọng để cân đối vĩ mô khác, đặc biệt là phòng ngừa lạm phát”, TS. Phạm Thế Anh nói.
Chuyên gia này cũng cảnh báo, lạm phát đã xảy ra chống lại rất khó, trong khi phòng ngừa lạm phát dễ hơn rất nhiều. “Khi lạm phát xảy ra, chúng ta có biện pháp thắt chặt tiền tệ, nhưng cái giá của việc chống lạm phát rất lớn bởi một trong những giải pháp chống lạm phát là tăng lãi suất. Nếu tăng lãi suất sẽ giết chết DN và làm giảm tăng trưởng trong dài hạn”, TS. Phạm Thế Anh cảnh báo thêm.
Liên quan vấn đề điều hành tỷ giá, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, hiện nay chúng ta đang điều hành tỷ giá với mục tiêu ổn định, nhưng ổn định chỉ nên ở mức tương đối, nếu tỷ giá ổn định quá trong khi Nhân dân tệ đang mất giá nhiều hơn so với USD thì hàng hóa Trung Quốc sẽ tuồn vào Việt Nam với giá rất rẻ. Hàng hóa Trung Quốc vốn đã rất rẻ những nếu đồng Nhân dân tệ tiếp tục phá giá so với đồng USD nữa thì càng rẻ hơn, điều này không những ảnh hưởng tới lạm phát mà còn làm cho hàng hóa của DN Việt khó cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc, đây là vấn đề rủi ro rất lớn cho nền kinh tế. Do đó, chuyên gia này cho rằng, điều chỉnh tỷ giá tiền đồng Việt Nam với USD là cần thiết, và nên điều chỉnh theo hướng cân bằng giữa biên độ tỷ giá của Nhân dân tệ với USD và tiền đồng với USD hiện nay.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, lạm phát mang tính mùa vụ và đang có xu hướng tăng lên vì thông thường lạm phát tăng vào cuối năm, cuối năm cũng là thời kỳ tín dụng tăng, giải ngân đầu tư công tăng lên. Cùng với yếu tố bất định của kinh tế thế giới, đặc biệt giá dầu có thể tiếp tục tăng, xu hướng lạm phát của Việt Nam tăng lên và khả năng lan rộng sang năm 2019. Chưa kể, các yếu tố kìm nén lạm phát của 2018 (như việc không tăng giá điện trong năm 2018...) sẽ là yếu tố gây sức ép cho lạm phát 2019 nếu được áp dụng. Do đó, điều hành của Chính phủ cần phải thận trọng hơn trong chính sách tiền tệ, thắt chặt, kiểm soát tín dụng.
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics