Nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa qua “kênh” Kiều bào
Gian hàng Việt tại Triển lãm quốc tế Thực phẩm và Đồ uống FOODEX Janpan 2022. Ảnh: Bộ Công Thương |
Cầu nối kiều bào và doanh nghiệp
Thị trường tiêu thụ của hàng Việt Nam trên thế giới đang ngày càng được mở rộng. Ngoài nỗ lực chuẩn hóa chất lượng của sản phẩm, khả năng khai thác thị trường của doanh nghiệp Việt, còn có một phần không nhỏ chính là sự lan tỏa, kết nối của cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại. Đây cũng được xem là lực lượng gắn kết quan trọng để hàng Việt Nam ngày càng vươn xa, bám rễ sâu tại các thị trường lớn trên thế giới.
Chia sẻ về việc đưa đặc sản mắm ruốc, mắm cá linh, mắm cá sặc, tôm chua cà pháo, tôm chua đu đủ, bánh lọc... sang thị trường Mỹ, ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Chế biến thực phẩm công nghệ Sông Hương (Sông Hương Foods) cho biết, nhờ kênh kiều bào, nên việc sản xuất của công ty thuận lợi rất nhiều gặp thuận lợi. Cụ thể, doanh nghiệp được giúp đỡ các thủ tục xin giấy chứng nhận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để xuất khẩu những món ngon truyền thống từ quê hương Việt Nam vào Mỹ.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân giúp Sông Hương Foods xuất khẩu đặc sản quê hương tăng trưởng mạnh doanh số ở thị trường Mỹ là nhờ các clip đánh giá ẩm thực Việt được kiều bào xem nhiều. Bản thân doanh nghiệp cũng chủ động truyền thông, quảng bá sản phẩm đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài thông qua mạng xã hội. Dự kiến năm 2023, doanh số xuất khẩu các loại đặc sản của công ty sang thị trường Mỹ đạt 1,5-2 triệu USD.
Ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc Công ty TNHH Liên kết Thương mại Toàn Cầu cho biết, trong những năm qua công ty đã đưa hàng chục loại cà phê trái cây được chế biến từ khoai môn, dừa, đậu xanh…, và gần đây là các loại trái cây sang Australia, Mỹ, Hàn Quốc...
Ông Luận cho biết thêm, việc xuất khẩu ban đầu không hề dễ dàng, bởi không đủ nguồn lực tài chính để đồng hành với doanh nghiệp nước ngoài quảng bá sản phẩm. Ban đầu doanh nghiệp chọn đối tác phân phối là người bản địa tại các nước. Là những nhà phân phối lớn nhưng họ không quan tâm thương hiệu Việt nên dù mất nhiều chi phí marketing nhưng doanh nghiệp vẫn thất bại. Sau đó, công ty chuyển hướng, hợp tác với các doanh nghiệp của Việt kiều ở nước sở tại. Đến nay, 80% đối tác tại nước ngoài của công ty là doanh nghiệp của kiều bào, việc hợp tác phân phối hàng hóa rất thuận lợi. Trong đó, có một nhà phân phối lớn tại châu Âu không chỉ nhập cà phê mà còn nhập sản lượng lớn bưởi, dừa… từ Việt Nam.
Thúc đẩy kênh thương mại điện tử và kết nối hiệp hội
Dù bước đầu đã có những thành công nhất định song nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, để hàng Việt lan tỏa và tiếp cận thị trường quốc tế tốt hơn cần có chiến lược lâu dài. Chia sẻ tại hội nghị Vai trò cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TPHCM năm 2023 diễn ra cuối tuần qua, ông Phạm Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Kinh tế, Khoa học và Công nghệ - Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cho rằng, hàng Việt Nam hiện phần lớn đang xuất khẩu theo các hãng nước ngoài mà thiếu kênh nhập khẩu từ các doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài. Theo đó, thời gian tới, cần thiết lập mạng lưới doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài để thúc đẩy kênh phân phối tại thị trường nước ngoài; thúc đẩy thành lập các hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài làm đầu mối, kết nối kênh tiêu thụ hàng Việt và phòng tránh rủi ro thị trường.
Ông Nguyễn Phú Hòa, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Australia cho biết, thương vụ Việt Nam tại Australia luôn phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để quảng bá hàng hóa Việt, giúp bán nông sản Việt với giá cao hơn. Gạo ST25 của Việt Nam đã phủ khắp nước Australia, sầu riêng Việt Nam cũng thâm nhập thị trường này thành công. Sắp tới, Thương vụ sẽ phối hợp tổ chức các sự kiện xúc tiến tiêu thụ quả vải, nhãn, dừa Việt Nam, mở ra triển vọng thâm nhập thị trường này.
Ở thị trường Hàn Quốc, ông Trần Hải Linh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA) nhìn nhận: “Doanh nghiệp muốn bán hàng vào những thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật, châu Âu, Mỹ… trước tiên phải đáp ứng các tiêu chuẩn của họ. Từ kinh nghiệm này, VKBIA mong muốn thành lập trung tâm xúc tiến hàng hoá xuất khẩu Việt Nam tại Hàn Quốc để đẩy mạnh phối hợp với các tập đoàn phân phối lớn của Hàn Quốc lẫn doanh nghiệp của người Việt tại đây nhằm giới thiệu thêm nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam đến thị trường Hàn Quốc”.
Ngoài ra, theo TS Phan Thị Trà My, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc cho biết, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm nông sản nhiệt đới, thủy sản, dệt may, điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử... Đồng thời nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, nông sản ôn đới. Tuy nhiên, nhược điểm các sản phẩm của Việt Nam là giá trị sản phẩm thấp, chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, xuất khẩu nguyên liệu thô, giá trị phụ trội, thiếu chuỗi cung ứng hoàn chỉnh cho dòng sản phẩm.
Theo đó, trước khi có ý định xuất ngoại, doanh nghiệp cần định vị thương hiệu bản sắc của doanh nghiệp thật chuẩn, hoàn thiện tốt thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của mình. Doanh nghiệp Việt Nam phải biết các kênh bán hàng ở Trung Quốc hiện nay để tiếp cận. Ví dụ kênh truyền thống vẫn là tìm đại lý, tìm nhà phân phối; OEM gia công cho các thương hiệu. Mặt khác, doanh nghiệp Việt nên tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới, TS Phan Thị Trà My nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
21:13 | 23/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics