Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục gia tăng
Nhập siêu tăng
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam trong năm 2014 tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 298,24 tỷ USD, tăng 12,9% tương ứng 34,17 tỷ USD so với kết quả thực hiện của năm 2013, trong đó XK đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD tăng 13,7% tương ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD, và NK đạt hơn 148,05 tỷ USD, tăng 12,1%, tương ứng tăng hơn 16,02 tỷ USD;
Dự báo năm 2015 kim ngạch XNK sẽ đạt 331,3 tỷ USD (trong đó kim ngạch XK đạt 160,3 tỷ USD, kim ngạch NK đạt 171 tỷ USD; nhập siêu cả nước ước chừng 10,7 tỷ USD) sẽ tăng 11,09 % so với năm 2014.
Nhìn lại gần 10 năm qua, ngoại trừ các năm 2012 - 2014, Việt Nam luôn nhập siêu rất lớn, đặc biệt trong những năm 2008 - 2011. Nhập siêu từ Trung Quốc đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam. Năm 2013 Việt Nam XK sang Trung Quốc khoảng 13 tỷ USD, NK 37 tỷ USD, nhập siêu là 23,7 tỷ USD. Năm 2014 nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng lên gần 29 tỷ USD và dự báo số liệu nhập siêu sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn 2015 -2020. Trong 4 tháng đầu năm, tốc độ nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng với con số 10,7 tỷ USD (bằng tổng số nhập siêu của cả nước được dự báo trong năm 2015), dự báo năm 2015 nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 35 tỷ USD.
Các nhóm hàng NK từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao chủ yếu là máy móc, thiết bị. Ngoài ra, còn có các mặt hàng NK khác như ô tô tải, linh kiện phụ tùng ô tô tải, vải may mặc các loại, máy tính, linh kiện điện tử, dụng cụ, sắt thép, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, nguyên liệu gia công hàng XK, da giày, hàng tiêu dùng…
Hàng hóa XK của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là nhóm hàng nguyên liệu thô, nông sản - lâm sản - thủy hải sản, đây là nhóm mặt hàng có giá trị gia tăng không cao.
Góc nhìn từ Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh có vị trí địa lý và vai trò hết sức quan trọng của vùng Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung, đã và đang phát triển cùng Khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm (Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), giữ vai trò trọng yếu là đầu mối giao lưu quan trọng của tuyến hành lang kinh tế và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ. Trong chiến lược phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, với việc triển khai xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” tỉnh Lạng Sơn nằm trong hành lang “Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh”. Với vị trí địa lý chính trị, kinh tế gắn với hệ thống giao thông và cửa khẩu thuận lợi, trong những năm qua Lạng Sơn đã trở thành một địa bàn hấp dẫn, sôi động trong hoạt động XNK với thị trường Trung Quốc và tương lai không xa sẽ là đầu cầu quan trọng trong trung chuyển, thông thương hàng hóa ASEAN - Trung Quốc và ngược lại.
Qua thống kê số liệu XNK trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho thấy kim ngạch XNK giai đoạn 2011-2014 có biến động lớn. Năm 2012, 2013 kim ngạch NK giảm hơn so với kim ngạch XK do thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, giảm thiểu các tác động của khủng hoảng đến nền kinh tế trong nước; do ảnh hưởng của sự kiện Biển Đông, dàn khoan HD 981… Tuy nhiên năm 2014, tổng kim ngạch XNK tăng 37,75% so với năm 2013, trong đó kim ngạch NK đã tăng 54,95% so với cùng kỳ. So sánh kim ngạch NK và kim ngạch XK cho thấy nhập siêu năm 2014 qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn là 372,8 triệu USD.
Theo báo cáo đánh giá tình hình thu nộp ngân sách Nhà nước trong 4 tháng đầu năm 2015 của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, kim ngạch XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 944 triệu USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch XK đạt 321,3 triệu USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ, kim ngạch NK đạt 622,7 triệu USD, tăng 56,2% so với cùng kỳ. Số thu nộp ngân sách Nhà nước đạt 1.879,2 tỷ đồng (trong đó thu thuế XK đạt 1,1 tỷ đồng, thu từ NK đạt 1.765,1 tỷ đồng), đạt 183,4% so với cùng kỳ, đạt 42,1% kế hoạch thu nộp NSNN năm 2015. So sánh số liệu kim ngạch XK, NK cho thấy nhập siêu trong 4 tháng đầu năm tăng nhanh là 301,4 triệu USD, đạt 80,8% so với nhập siêu cả năm 2014, các mặt hàng NK chủ yếu là máy móc, thiết bị, linh kiện phụ tùng ô tô tải, sơ mi rơ-moóc, máy thiết bị công trình, nguyên liệu đầu vào của sản xuất… và đặc biệt là mặt hàng xe ô tô tải nguyên chiếc các loại được NK từ Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - tỉnh Lạng Sơn tăng đột biến. Nguyên nhân là do biến động chính sách về thuế và quy định đối với tải trọng của ô tô tải khi tham gia lưu thông vận tải hàng hóa. Cụ thể 4 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã NK ô tô tải, máy kéo, sơ mi rơ-moóc với tổng số 21.353 chiếc các loại, với kim ngạch 393,8 triệu USD (tăng cả về số lượng và trị giá), chiếm 63,2% tổng kim ngạch NK, tăng 255% so với cùng kỳ. Số thu thuế từ nhóm hàng này đạt 1.214 tỷ đồng, tăng 642% so với cùng kỳ, cùng nhóm hàng này, chiếm 68,7% tổng thu thuế NK; máy móc thiết bị NK với kim ngạch 126,9 triệu USD, chiếm 20,3 % tổng kim ngạch NK, về trị giá tăng 75% so với cùng kỳ, số thu nộp NSNN từ nhóm hàng máy móc thiết bị đạt 80,8 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ, chiếm 4,6 % tổng thu thuế NK.
Dự báo trong năm 2015 và những năm tiếp theo kim ngạch XNK qua địa bàn địa bàn tỉnh Lạng Sơn sẽ có xu hướng tăng trung bình 20% mỗi năm. Trong đó nhập siêu tăng trung bình từ 25% đến 30% mỗi năm.
Đi tìm giải pháp
Vậy đâu là nguyên nhân nhập siêu từ Trung Quốc? Có thể thấy những nguyên nhân cơ bản như: Năng lực sản xuất hàng tiêu dùng trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường; hàng hóa trong nước có sức cạnh tranh yếu, hiệu quả đầu tư kém, năng suất lao động thấp; cơ cấu nền kinh tế chuyển đổi chậm, thiếu nền công nghiệp phụ trợ, nặng về gia công, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu NK đầu vào…; nền kinh tế phục hồi, do vậy nhu cầu NK máy móc, thiết bị tăng nhanh; do đầu tư tăng, nhu cầu tiêu dùng tăng.
Để hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc, ngoài các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước, các giải pháp trước mắt cần phải thực hiện là: Cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng liên quan cần siết chặt hoạt động kiểm soát tại biên giới, đấu tranh quyết liệt để giảm thiểu vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại. Nâng cao hiệu quả công tác thực thi bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ tại biên giới.
Sử dụng hàng rào kỹ thuật thương mại để tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa NK từ Trung Quốc, xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối với máy móc, thiết bị NK. Kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm và các nguyên liệu thực phẩm… Đặc biệt kiểm soát chặt các mặt hàng máy móc, thiết bị cũ, thiết bị máy móc lạc hậu đã qua sử dụng thuộc diện cấm NK vào Việt Nam.
Tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động trong việc NK hàng hóa, nguyên liệu sản xuất từ các thị trường của các nước khác, không chỉ phụ thuộc vào một thị trường như hiện nay. Mặt khác, các doanh nghiệp cần đầu tư nâng cao năng lực sản xuất; ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ để nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; tăng sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam với hàng hóa ngoại nhập trong thời kỳ đất nước hội nhập quốc tế.
Các bộ, ngành và nhất là các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại cửa khẩu thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia XNK.
Tập trung ưu tiên nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, phương tiện hiện đại cho các lực lượng chức năng tại cửa khẩu như Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch, các cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm định, kiểm tra chất lượng hàng hóa NK…
Về lâu dài, Chính phủ cần xây dựng chiến lược để hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc; có những kế hoạch cụ thể cho giai đoạn 2015 - 2020 và kế hoạch dài hạn cho những giai đoạn tiếp theo để hạn chế nhập siêu; có chính sách đối phó với những rủi ro do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc; chủ động xây dựng một nền kinh tế tự chủ; nâng cao chất lượng nền kinh tế; thúc đẩy kinh tế ngoại thương. Tiếp tục thực hiện đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa các đối tác thương mại để tranh thủ nắm bắt cơ hội, tăng cường hiệu quả sử dụng các ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết và đàm phám các FTA thế hệ mới với các đối tác thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới.
Các cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ kịp thời, cung cấp thông tin về lộ trình xóa bỏ thuế quan trong các FTA cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội và lợi ích từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Tin liên quan
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK