Nguy hiểm cúm A/H5N1 và cúm A/H7N9
Cúm A/H5N1 có thể lan rộng
Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra tại một số tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, dịch phát lẻ tẻ, rải rác và đã được địa phương phát hiện sớm, xử lý kịp thời. Về cơ bản, các địa phương vẫn khống chế tốt các ổ dịch, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia cầm do không phải tiêu hủy gia cầm mắc bệnh. Kết quả giám sát virus cúm A/H5N1 cho thấy, tại 147 chợ của 44 tỉnh, thành, tỷ lệ chợ có phát hiện virus H5N1 là trên 61%.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống cúm gia cầm do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều 18-2, ông Phạm Văn Đông-Cục trưởng Cục Thú y nhận định: Dịch cúm gia cầm A/H5N1 thường phát ra lẻ tẻ ở dịp trước và sau tết Nguyên đán do thời tiết lạnh, hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm tăng cao… Thời gian tới, các ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 có thể vẫn tiếp tục xuất hiện tại một số địa phương, đặc biệt do việc tái đàn mới, chưa có miễn dịch, nhất là trên thủy cầm.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, mặc dù Việt Nam đã có kinh nghiệm đối phó với cúm A/H5N1và kiểm soát tương đối tốt nhưng hiện dịch vẫn chưa lên đến đỉnh. Số liệu cập nhật các các địa phương có dịch cũng như số gia cầm mắc bệnh, chết không ngừng tăng lên cho thấy dịch đang tiếp tục lan rộng. Tình hình diễn biến dịch phức tạp nên các bộ, ngành, địa phương cần vào cuộc quyết liệt để khống chế dịch.
Trong nước, dịch cúm A/H5N1 bùng phát tại nhiều địa phương. Tại vùng biên giới tiếp giáp Trung Quốc, virus cúm A/H7N9 cũng đang lăm le xâm nhập càng gây nhiều lo ngại. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: Hiện virus này đã phát hiện trên cả gia cầm và người tại tỉnh Quảng Tây giáp biên giới Việt Nam. Do đó, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam rất cao, nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có liên quan tới buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) nhận định, Việt Nam, Myanmar, Lào là những nước có nguy cơ cao lây nhiễm virus cúm A/H7N9 từ Trung Quốc.
Tổng lực chống cúm
Hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Lào Cai… đều có sự chuẩn bị sẵn sàng nhằm đối phó với dịch cúm gia cầm, đặc biệt là ngăn ngừa virus cúm A/H7N9 khi loại virus này còn chưa có vắc xin điều trị. Báo cáo tại hội nghị, ông Lý Vinh Quang-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: Trong năm 2013 và 2 tháng đầu năm 2014, công tác chống buôn lậu tại Lạng Sơn được triển khai quyết liệt. Tại các đường mòn, lối mở, Lạng Sơn đã xây tường ngăn vững chắc, lập hàng rào dây thép gai. Đặc biệt, tại những khu vực cửa khẩu dễ diễn ra hoạt động buôn lậu như Tân Thanh, Cốc Nam, Chi Ma…, tỉnh đã thiết lập 24 điểm có lực lượng Biên phòng chốt trực thường xuyên. “Tỉnh cũng đã xây dựng kịch bản chi tiết đối phó khi virus cúm A/H7N9 vào Việt Nam. Đó là thiết lập 2 khu cách ly tại bệnh viện Đồng Đăng và tại Khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Đa khoa tỉnh, thiết lập 1 bệnh viện dã chiến, chuẩn bị đẩy đủ xe cứu thương, máy kiểm tra thân nhiệt, máy trợ thở”, ông Quang nói.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo: Các bộ, ngành cần xác định rằng, cả cúm A/H5N1 và cúm A/H7N9 đều khá nguy hiểm. Dịch cúm trong nước đang lên, chưa đến đỉnh nên phải dành nhiều thời gian để kiểm soát vì nếu đã lan rộng ra thì rất khó khoanh lại. Cùng với đó, virus cúm A/H7N9 lại lăm le tiến vào sẽ khiến tình trạng thêm khó kiểm soát. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ nào chưa ban hành kế hoạch hành động chống cúm gia cầm thì phải làm ngay. Các địa phương phải lên kế hoạch phòng chống chi tiết, đưa ra từng phương án cụ thể để triển khai có hiệu quả. Ngoài làm tốt việc kiểm soát dịch bệnh tại biên giới, các bộ, ngành, nhất là Bộ Công Thương phải chỉ đạo rà soát kỹ tại các chợ và khu giết mổ gia cầm, khuyến khích giết mổ tại các cơ sở tập trung.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, các biện pháp đối phó dịch cúm được nêu ra nhiều nhưng phương châm vẫn là phòng là chính, dân là chính, cơ sở là chính. Do đó, cần đặc biệt tuyên truyền đầy đủ cho nhân dân tình hình dịch cúm để dân hiểu, không hoang mang và có sự phối hợp trong phòng chống dịch, tránh xảy ra tình trạng bán chạy đàn gia cầm, giấu dịch. Bên cạnh đó, cần làm tốt các giải pháp kỹ thuật một cách đồng bộ, đặc biệt lưu ý các biện pháp tiêu độc khử trùng.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) bổ sung: Muốn chống cúm hiệu quả, tất cả các bộ, ngành phải cùng vào cuộc. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ có hệ thống giám sát cúm trọng điểm, tập trung giám sát tại các cửa khẩu thông qua máy đo thân nhiệt, bố trí đầy đủ các cơ sở điều trị cúm. Cùng với đó, Bộ cũng phối hợp với các đoàn kiểm tra, giám sát của các bộ, ngành khác, đưa ra khuyến cáo kịp thời, chính xác cho người dân. Ông Phu đề nghị, cần quy hoạch lại các chợ buôn bán gia cầm. Hiên nay, tình trạng giết mổ gia cầm tại chợ, hàng gia cầm ngồi sát hàng quần áo, rau củ khá phổ biến. Do đó, chỉ cần phát dịch bệnh sẽ dễ lây lan sang người, gây hậu quả khó lường.
14 tỉnh có dịch Theo Cục Thú y, tính đến ngày 18-2, có 49 ổ dịch cúm A/H5N1 tại 14 tỉnh: Đắk Lắk, Long An, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Nam Định, Phú Yên, Lào Cai, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Quảng Bình và Hà Tĩnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh là 51.880 con và tổng số gia cầm tiêu hủy là 66.388 con. Ngoài ra, một số địa phương khác có xuất hiện các điểm dịch trên đàn gia cầm dưới dạng nhỏ lẻ (một vài hộ chăn nuôi) nhưng đã được phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch lây lan. |
Thanh Nguyễn
Tin liên quan
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK