Nguy cơ Chiến tranh Lạnh 2.0 sau cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung . |
Một thỏa thuận mà hai bên có thể đạt được sẽ tập trung chủ yếu vào việc thu hẹp mức thâm hụt thương mại song phương ngày càng phình to của Mỹ với Trung Quốc trong nhiều năm qua. Nếu đạt được một thỏa thuận, giới chức Chính phủ và các nhà đầu tư cần suy tính trước về những vấn đề mang tính cấu trúc chưa được giải quyết như công nghệ, sở hữu trí tuệ, chính sách công nghiệp được nhà nước bảo trợ, và tình trạng chuyển giao công nghệ bị ép buộc thông qua các hình thức liên doanh. Đây là những vấn đề dẫn đến một cuộc xung đột kéo dài sau khi hai bên đạt được một thỏa thuận nào đó.
Theo những cảnh báo của Phó Tổng thống Mike Pence và cựu Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson, một kết cục như vậy dẫn đến khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh về kinh tế với việc Mỹ và Trung Quốc bị mắc kẹt trong một cuộc xung đột kéo dài về các chiến lược mang tính cạnh tranh của hai mô hình kinh tế hết sức khác biệt, còn gọi là Chiến tranh Lạnh 2.0, đối lập với Chiến tranh Lạnh 1.0, vốn thiên về đấu tranh quân sự giữa Mỹ và Liên Xô từ những năm 1947-1991.
Sự đối lập trong quan điểm toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc đã lộ rõ ngay từ thời kỳ đầu của Chính quyền Donald Trump. Trong bài diễn văn nhậm chức, Tổng thống Trump tuyên bố: “Bảo hộ sẽ dẫn đến thịnh vượng và sức mạnh lớn”. Trong khi đó, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng Trung Quốc “cần thích ứng và dẫn dắt toàn cầu hóa kinh tế”. Sau đó, cả hai nước đã có những động thái mạnh mẽ để thể hiện những tuyên bố này của mình, đặc biệt được biểu hiện qua việc ông Trump phản đối chủ nghĩa đa phương như rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, đồng thời dọa sẽ có động thái tương tự với NATO và WTO. Ngược lại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại thực hiện chính sách đa phương thông qua những nỗ lực đặt Trung Quốc ở trung tâm.
Tổng thống Trump sai lầm khi cho rằng thuế quan sẽ “khiến Mỹ vĩ đại trở lại” bằng cách khôi phục công ăn việc làm ngành chế tạo. Tuy nhiên, với việc tỷ lệ việc làm trong ngành chế tạo của Mỹ giảm từ 40 sau Thế chiến II xuống chỉ còn 8,5% như hiện nay phần lớn do tiến bộ của công nghệ và năng suất, thì việc làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại khó có thể đạt được. Trong khi đó, chủ nghĩa đa phương của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của tự do thương mại, chuỗi giá trị toàn cầu và hy vọng là tái cam kết đối với phương thức điều hành toàn cầu hóa dựa trên quy tắc.
Mặc dù có khả năng Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận bề ngoài nhưng khó có thể lạc quan cho rằng hai nước sẽ đạt được một bước đột phá có ý nghĩa nào đó. Không cần lãnh đạo hai bên có tầm nhìn chiến lược, can đảm và bạo dạn để khôi phục niềm tin và tái thiết mối quan hệ. Điều cần duy nhất là tăng cường sức mạnh từ bên trong mỗi nước thì khi đó hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này mới có thể thay đổi mối quan hệ từ cùng tồn tại mang tính cạnh tranh lẫn nhau thành phụ thuộc lẫn nhau mang tính xây dựng. Việc tái định hình mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung như vậy sẽ một lần nữa giúp củng cố các hành trình tăng trưởng tương ứng của mỗi nước chứ không tạo ra những rạn nứt gây ra những cản trở nghiêm trọng đối với tương lai chung của hai nước. Đáng tiếc, khả năng đi đến một thỏa thuận tồi lại nhiều hơn khả năng đi đến một thỏa thuận thực chất và bền vững có thể giúp hóa giải những mối đe dọa mà cả hai nước đều lo sợ nhất. Một cuộc xung đột kéo dài theo kiểu Chiến tranh Lạnh 2.0 không chỉ đe dọa Mỹ và Trung Quốc mà còn cả nền kinh tế thế giới.
Tin liên quan
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trên đà đạt mức kỷ lục mới
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Gần 150 nghìn ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam trong 10 tháng
16:20 | 11/11/2024 Xe - Công nghệ
Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
09:00 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu
09:31 | 11/11/2024 Nhìn ra thế giới
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại
08:04 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:06 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
14:10 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đề xuất cơ quan Thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan