Người thắng kẻ thua trong hội nhập - Bài 3: Ẩn số sau thâu tóm
![]() | Người thắng kẻ thua trong hội nhập- Bài 2: Sánh vai “người khổng lồ" |
![]() | Người thắng kẻ thua trong hội nhập - Bài 1: Sàng lọc khốc liệt |
![]() |
Những lục đục trong nội bộ cổ đông khiến Bibica không thể dốc toàn lực để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Ảnh: ST. |
Người đi lên
Theo báo cáo tài chính quý II/2019 của Công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco- mã chứng khoán SAB), trong 6 tháng đầu năm 2019, nhờ kiểm soát tốt các chi phí nên lợi nhuận có sự tăng trưởng cao hơn so với doanh thu. Doanh thu thuần chỉ tăng 9% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 18.424 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng tới 14%, đạt 2.658 tỷ đồng. Tính riêng quý II/2019, công ty lãi sau thuế 1.530 tỷ đồng. Đây là mức lãi hàng quý cao nhất sau hơn 18 tháng tập đoàn đồ uống ThaiBev nắm cổ phần và tái cơ cấu Sabeco, đồng thời lập kỷ lục từ khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán đến nay.
Trước đó, sau khi mua hơn 53% cổ phần tại Sabeco từ tay Bộ Công Thương vào cuối năm 2017, ThaiBev đã chính thức tiếp quản và điều hành công ty này từ tháng 4/2018. Hiện phần lớn ban điều hành và Hội đồng quản trị đều thuộc người có liên quan đến Tập đoàn ThaiBev - cổ đông ngoại sở hữu vốn chi phối tại Sabeco.
Giới phân tích đánh giá, kể từ khi ThaiBev nắm giữ Sabeco, DN này đã có những chuyển biến tích cực trong công tác quản trị, điều hành. Cụ thể, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo, dưới tay ThaiBev Sabeco sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) của tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS) 20% trong giai đoạn 2018-2021 nhờ sự cải thiện về thị phần và biên lợi nhuận. Theo đó, thị phần của Sabeco sẽ tăng lên nhờ chiến lược thương hiệu và hoạt động marketing hiệu quả hơn, độ mới của sản phẩm tại điểm bán lẻ tốt hơn và năng lực bán hàng được cải thiện. Cùng với đó, giá bán trung bình cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện nhờ sự đóng góp của Saigon Special (phân khúc cận cao cấp) gia tăng và tăng giá bán nhờ cải thiện sức mạnh thương hiệu.
Các chuyên gia VCSC cho rằng ban lãnh đạo mới sẽ khai thác được nhiều giá trị cho Sabeco. Tổng giám đốc, Giám đốc Tài chính và Giám đốc bán hàng hiện tại của SAB có quốc tịch Singapore với kinh nghiệm sâu rộng trong ngành bia, bao gồm các vị trí cấp cao trong quá khứ ở các công ty bia khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Heineken. Trong khi đó, Giám đốc marketing, Giám đốc chuỗi cung ứng và Giám đốc sản xuất đều là các chuyên gia hàng đầu trong nước. Do đó, những phương thức vận hành chuẩn mực quốc tế cùng sự am hiểu thị trường nội địa sâu sắc mà đội ngũ này mang lại sẽ giúp đánh thức gã khổng lồ đang ngủ quên Sabeco.
Thị trường bia Việt Nam từ trước đến nay vốn được phân chia và thống trị bởi 4 ông lớn: Sabeco, Heineken, Habeco và Carlsberg. Nếu quá trình thoái vốn Nhà nước tại Habeco tiếp tục trì hoãn, dự báo Habeco và Carlsberg sẽ dần mất thị phần vào tay Sabeco và Heineken. Dựa theo số liệu từ Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), VCSC dự báo thị phần của SAB sẽ tăng từ 42,6% trong năm 2018 lên 45,5% trong năm 2021, được dẫn dắt bởi sản phẩm Saigon Special.
Tương tự Sabeco, báo cáo tài chính quý II/2019 của Công ty CP Nước giải khát Chương Dương cũng ghi nhận 8,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm 2019, tăng rất mạnh so với con số 583 triệu đồng đạt được trong nửa đầu năm 2018. Sự tăng trưởng này cũng đến từ việc kiểm soát hiệu quả các khoản chi phí trong kỳ. Cụ thể, doanh thu 6 tháng đầu năm của công ty đạt 139 tỷ đồng, giảm gần 7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, tổng chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN trong kỳ chỉ mất trên 33 tỷ đồng, giảm 19% đã giúp cải thiện đáng kể lợi nhuận.
Trước đó, trong năm 2017, sá xị Chương Dương đã bị thua lỗ hơn 3 tỷ đồng do thị phần bị thu hẹp và chi phí lớn phải bỏ ra để duy trì các kênh bán hàng, đại lý. Sau đó, khi ông chủ mới của Sabeco là ThaiBev có những động thái can thiệp mạnh hơn vào việc điều hành của sá xị Chương Dương, hiệu quả kinh doanh của công ty đã bước đầu có cải thiện. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh của các thương hiệu đối thủ, sản lượng tiêu thụ của sá xị Chương Dương vẫn giảm 20% trong năm 2018, doanh thu chỉ đạt 297 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 9 năm qua. Song, phân tích sâu hơn về tình hình sản xuất kinh doanh, công ty đã bắt đầu có những động thái tái cấu trúc và tín hiệu khả quan hơn trong kinh doanh. Sau 4 quý lỗ liên tiếp, vào quý II/2018, Chương Dương có lãi 1 tỷ đồng. Dù không đạt chỉ tiêu sản lượng, kết thúc năm 2018, công ty đã quay đầu có lãi hơn 5 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch đề ra nhờ vào việc tiết kiệm chi phí. Theo đó, năm 2019, công ty tự tin đặt kế hoạch tăng 7% sản lượng tiêu thụ dự kiến, lên 25 triệu lít, doanh thu tăng 20% lên 333 tỷ đồng, lợi nhuận kế hoạch tăng 84% ở mức 9,6 tỷ đồng. Ban lãnh đạo sá xị Chương Dương đã khẳng định cam kết sẽ hoàn thành được kế hoạch trên.
"Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt"
Không được suôn sẻ như Sabeco, câu chuyện tái cấu trúc tại Bibica diễn ra trắc trở hơn. Hiện hai cổ đông lớn của Bibica là Pan Group (50,07%) và Tập đoàn Lotte (44,03%). Theo đó, từ năm 2007, Bibica đã ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Lotte và chuyển nhượng cho tập đoàn này 30% số cổ phần. Việc này được được kỳ vọng sẽ giúp Bibica nhận được sự hỗ trợ về công nghệ và vốn để mở rộng năng lực sản xuất, phát triển sản phẩm mới, cũng như củng cố thương hiệu, qua đó đem lại bước phát triển mới khi Bibica là một thương hiệu bánh kẹo nội địa tên tuổi, bên cạnh Kinh Đô, Hải Hà, Hữu Nghị…
Tuy nhiên, những mâu thuẫn dai dẳng giữa Lotte và nhóm cổ đông nội khiến suốt những năm trở lại đây, Bibica luôn chìm trong cuộc chiến quyền lực giữa nhóm cổ đông trong nước và cổ đông nước ngoài. Có giai đoạn, một số dự án đầu tư của Bibica không thể triển khai vì các nhóm cổ đông không đạt được sự đồng thuận. Điều này tạo ra không ít rào cản cho Bibica trong cuộc chiến cạnh tranh trong thị trường bánh kẹo vốn có mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Thời gian gần đây, dù hoạt động kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định và bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại, nhưng những mâu thẫu giữa 2 nhóm cổ đông lớn vẫn còn hiện hữu.
Mới đây nhất, HĐQT Tập đoàn PAN đã thông qua chào mua 7,7 triệu cổ phiếu của Bibica, tương đương 49,93% vốn với giá 68.500 đồng/cổ phiếu. Mục đích của giao dịch, theo Tập đoàn PAN nhằm nâng tỷ lệ sở hữu và đầu tư lâu dài vào Bibica. Để mua lượng cổ phiếu này, Tập đoàn PAN dự kiến sẽ chi khoảng 527,5 tỷ đồng và thực hiện chào mua trong vòng 30 - 60 ngày sau khi có chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Như vậy, nếu thương vụ chào mua 49,93% số vốn này thành công, nhóm cổ đông Tập đoàn PAN có thể đưa tỷ lệ sở hữu tại Bibica tiến tới con số 100%.
Năm 2018, Bibica ghi nhận doanh thu đạt 1.420 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 110 tỷ đồng. Tính bình quân 5 năm gần nhất, doanh thu chỉ đạt mức tăng trưởng 4,8% mỗi năm nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng tới 13%. Năm 2019, công ty đặt mục tiêu doanh thu tăng lên 1.600 tỷ đồng và lợi nhuận tương đương năm ngoái. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, công ty mới chỉ đạt được trên 500 tỷ đồng doanh thu, tương đương cùng kỳ năm trước và lãi sau thuế đạt gần 52 tỷ đồng, tăng trưởng 23%. Tuy nhiên, so với kế hoạch đề ra, công ty mới chỉ hoàn thành 32% kế hoạch doanh thu và 47% kế hoạch lợi nhuận.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng chỉ trong 7 tháng đầu năm 2019 tổng giá trị các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đã đạt gần 5,43 tỷ USD. Trong đó, 10 thương vụ M&A tiêu biểu 2019 theo bình chọn của Diễn đàn M&A 2019 gồm: SK Group mua cổ phần Vingroup và Masan; Saigon Coop mua lại chuỗi siêu thị Auchan; Thaco mua cổ phần của Hoàng Anh Gia Lai; Vingroup thâu tóm Achos và Fivimart; Taisho mua Dược Hậu Giang; Mitsui trở thành cổ đông chiến lược của Minh Phú; Vinamilk mua GTN Foods; Gelex mua cổ phần Viglacera; Sojitz mua cổ phần của PAN Group; SonKim Land phát hành cho đối tác chiến lược. Dự báo cả năm 2019, giá trị M&A có thể đạt gần 7,6 tỷ USD. Các chuyên gia đánh giá hoạt động M&A đã đóng vai trò tích cực vào quá trình chuyển đổi, tái cơ cấu DN trong nước trong bối cảnh Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Đồng thời, các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng quan tâm tới hoạt động M&A tại Việt Nam, thể hiện qua số lượng thương vụ thành công ngày càng nhiều, với nhiều thương vụ có giá trị rất cao. Nguyễn Hiền (ghi) |
Tin liên quan

Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Hải quan: Chặng đường 30 năm hợp tác và hội nhập về hải quan
10:15 | 09/08/2024 Hải quan
Bản lĩnh trước AI
06:23 | 16/06/2024 Người quan sát

Hải quan Việt Nam khẳng định vai trò trong cộng đồng hải quan quốc tế
10:14 | 10/05/2024 Hải quan

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bán lẻ Hà Nội kỳ vọng bùng nổ với các dự án quy mô lớn
07:41 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%
11:44 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới
11:43 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Cần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài
11:34 | 06/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá biệt thự, liền kề trên thị trường sơ cấp giảm theo quý nhưng tăng mạnh theo năm
20:01 | 05/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga thuận lợi
14:36 | 05/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Đơn đặt hàng mới giảm mạnh trước thông tin thuế quan của Mỹ
14:34 | 05/05/2025 Xu hướng

Thu hồi 10 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
14:30 | 05/05/2025 Xu hướng

Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài
17:29 | 03/05/2025 Nhịp sống thị trường

WB: Giá vàng có khả năng lập kỷ lục mới
16:24 | 03/05/2025 Nhịp sống thị trường

Sức ép tỷ giá đè nặng trên vai doanh nghiệp xuất khẩu
16:18 | 03/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thị trường nước ngoài lần đầu tiên đóng góp trên 20% doanh thu của Vinamilk
16:11 | 03/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Khởi tố doanh nghiệp xuất lậu 2 container thuốc lá

Bộ Công an khởi tố hơn 30 bị can liên quan đến các đường dây thuốc giả, sữa giả

Sự cố hệ thống, Cục Hải quan hỏa tốc hướng dẫn khai hải quan

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh

TP.HCM: Thu từ xuất nhập khẩu ước đạt 41.215 tỷ đồng

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

Sự cố hệ thống, Cục Hải quan hỏa tốc hướng dẫn khai hải quan

Gần 257.000 hồ sơ được hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Tăng tính minh bạch trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Khách nhập cảnh tăng cao, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thông quan nhanh chóng

Hải quan Hòn La hỗ trợ đánh giá năng lực doanh nghiệp

TP.HCM: Thu từ xuất nhập khẩu ước đạt 41.215 tỷ đồng

Xuất khẩu thủy sản đảo chiều: Trung Quốc vượt Mỹ, chiếm vị trí số 1

Đồng Nai xuất khẩu đạt gần 8,38 tỷ USD trong 4 tháng

Hải Phòng: Khai thác tuyến vận tải biển nhanh nhất từ Việt Nam đến Mỹ

Brazil dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam

Doanh nghiệp lưu ý gì khi XNK hàng hóa qua cảng Cát Lái

Khởi tố doanh nghiệp xuất lậu 2 container thuốc lá

Bộ Công an khởi tố hơn 30 bị can liên quan đến các đường dây thuốc giả, sữa giả

Chặn thực phẩm đông lạnh xuất nhập lậu qua khu vực cửa khẩu Chi Ma

Liên tiếp phát hiện thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Công khai 78 trường hợp nợ thuế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Hải quan phối hợp bắt 50 bánh ma túy ở Điện Biên

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D

Xuất hóa đơn giá trị gia tăng với dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị- Chi Lăng

Thủ tục, chính sách đối với hàng thay đổi mục đích sử dụng

Công ty có hoạt động xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế GTGT 0%
