Người thắng kẻ thua trong hội nhập - Bài 1: Sàng lọc khốc liệt
Dấu chấm hết cho một thương hiệu đình đám một thời
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, mỗi DN chịu một tác động khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhạy bén, thích ứng và khả năng quản trị của từng DN. Tất cả tạo nên những “sắc màu” khác nhau trong bức tranh phác họa các DN Việt Nam, đặc biệt là những thương hiệu đã có bề dày lịch sử khá lâu đời.
Mới đây, Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Công ty cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco) - đơn vị sở hữu thương hiệu Arirang - cho biết sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh điện tử và đặt kế hoạch lỗ 50 tỷ cho mảng này năm 2019 chủ yếu để thanh lý hàng tồn kho. Thông tin này đã gây tiếc nuối cho không ít người tiêu dùng Việt Nam bởi thương hiệu hàng điện tử Arirang, đặc biệt là sản phẩm đầu karaoke Arirang từng có một thời làm mưa làm gió, thống lĩnh thị trường đầu karaoke tại Việt Nam và là sản phẩm quen thuộc của không ít gia đình Việt Nam. Từ cái tên đình đám trên thị trường với lợi nhuận hàng trăm tỷ mỗi năm, lợi nhuận của Arirang liên tục lao dốc, thậm chí thua lỗ trong hai năm gần đây, cùng hàng trăm tỷ đồng hàng tồn kho khó thanh lý.
Cụ thể, năm 2018, Maseco đạt 928 tỷ đồng tổng doanh thu nhưng kinh doanh dưới giá vốn nên lỗ ròng 164 tỷ đồng. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, Maseco tiếp tục lỗ ròng 35 tỷ đồng. Theo giải trình của ban lãnh đạo công ty, lợi nhuận gộp chủ yếu do trích lập dự phòng hàng tồn kho điện tử và giảm giá bán hàng điện tử để giải quyết hàng tồn kho. Tại thời điểm 30/6, công ty còn 140 tỷ đồng hàng tồn kho.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự sa sút của thương hiệu Arirang chính là việc không bắt kịp xu hướng thị trường dẫn tới thị phần ngày càng thu hẹp trước các đối thủ trong và ngoài nước. Ban lãnh đạo Maseco cũng đã phải thừa nhận sản phẩm công ty đã lạc hậu kỹ thuật, lỗi mốt, lỗi thời, chậm luân chuyển do không còn phù hợp với nhu cầu thị trường khiến giá trị tồn kho hàng điện tử cao.
Trước thực tế đó, Maseco đã có những nỗ lực để duy trì vị thế các sản phẩm điện tử của công ty trên thị trường, chuyển đổi công nghệ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và phù hợp với công nghệ số ngày càng thay đổi nhanh chóng; tăng cường các dịch vụ hậu mãi chăm sóc khách hàng, nâng cao hình thức chăm sóc khách hàng trực tuyến qua mạng… Tuy nhiên, Arirang vẫn ngày càng đuối sức trong cuộc chiến cạnh tranh với các đối thủ, đặc biệt là các thương hiệu hàng điện tử đến từ nước ngoài, dẫn đến kết cục buồn là phải rời bỏ thị trường.
Chật vật bám trụ
Không đến nỗi bi đát như Arirang, nhưng nhiều thương hiệu Việt từng có thời “làm mưa làm gió” trên thị trường cũng đang phải chật vật xoay xở để tìm cách bám trụ trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Một trong những thương hiệu lâu đời nhất Việt Nam là Giày Thượng Đình (GTD) ngày càng trở nên già nua trong cuộc chiến thị phần với các tên tuổi khác. Được thành lập từ năm 1957, GTD từng là biểu tượng của các DN Việt Nam khi chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm đi nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng đi xuống.
Ban lãnh đạo công ty cho hay, tình hình xuất khẩu của công ty không thuận lợi do xu hướng tiêu dùng giày dép thay đổi, chuyển từ dòng giày vải lưu hóa sang dòng giày thể thao gò dán, các đơn hàng xuất khẩu sang châu Âu giảm. Khách hàng còn đòi hỏi về đánh giá nhà máy, trách nhiệm xã hội và đánh giá năng lực đáp ứng về các điều kiện kỹ thuật trong sản xuất. Ban lãnh đạo công ty thừa nhận đây là điểm yếu của công ty do đã lâu không thay đổi và đầu tư máy móc thiết bị mới, công nghệ mới.
Trong khi đó, tại thị trường nội địa, GTD cũng phải cạnh tranh các cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ, bán không hóa đơn, cạnh tranh giày Trung Quốc, thậm chí còn có tình trạng sản phẩm bị làm giả. Bên cạnh đó, công ty còn gặp khó khăn về tài chính như nợ khó đòi, Nhà máy của Giày Thượng Đình tại KCN Đồng Văn - Hà Nam bị thua lỗ từ trước năm 2014, các khoản chi phí tăng cao, đặc biệt là khấu hao và tiền thuê đất. Hiện tình hình tài chính của công ty rất khó khăn, mất cân đối thu chi.
Trong năm 2018, GTD sản xuất được 1,53 triệu đôi giày, giảm 20% so với năm trước. Sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 1,62 triệu đôi, giảm 13% so với 2017. Theo đó, công ty lỗ sau thuế 17 tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2017, công ty cũng đã lỗ gần 14 tỷ đồng. Năm 2019, GTD đặt mục tiêu doanh thu gần như không đổi so với 2018, ở mức 175 tỷ đồng và mức lãi chỉ 50 triệu đồng.
Sau 9 năm hủy niêm yết, Công ty CP Bông Bạch Tuyết (BBT) đã trở lại niêm yết trên sàn UpCOM vào năm 2018 với không ít kỳ vọng của giới đầu tư cũng như thị trường. Tuy nhiên, chặng đường phía trước của Bông Bạch Tuyết vẫn không ít chông gai. Bởi dù đã có lãi liên tiếp kể từ năm 2014, nhưng đến nay BBT vẫn chưa xóa hết lỗ lũy kế. Cụ thể, tính đến cuối năm 2018, công ty vẫn còn gần 52 tỷ đồng lỗ lũy kế. Theo ban lãnh đạo BBT, công ty đang chịu áp lực các khoản công nợ tồn đọng của các ngân hàng, chủ nợ cũ. Năm 2018, cơ quan thi hành án đã thực hiện việc kê biên phát mãi tài sản và tiến hành thông báo đấu giá các tài sản thế chấp của BBT. Điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của công ty. Các khách hàng là bệnh viện, đại lý và các nhà phân phối đã hoang mang trước thông tin kê biên phát mãi, do đó ngần ngại trong việc hợp tác và phát triển các mặt hàng của công ty. Trong bối cảnh đó, công ty đã phải tích cực liên hệ giải quyết thắc mắc và ổn định tư tưởng cho khách hàng, mặt khác xây dựng các chính sách hỗ trợ thêm để củng cố niềm tin cho khách hàng. Do đó doanh thu và lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng.
Kết quả, trong năm 2018, dù vẫn có lãi nhưng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa đạt kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu đạt 86% kế hoạch và giảm nhẹ so với năm 2017, đạt chưa tới 98 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 10 tỷ đồng, tương đương 71% so với năm 2017. Hiện BBT đang nỗ lực tìm lại ánh hào quang năm xưa bằng cách gia tăng độ phủ tại các siêu thị, bệnh viện lớn, nhà thuốc trung tâm, cửa hàng tiện lợi, kênh bán hàng online... đồng thời đẩy mạnh đầu tư cho sản phẩm bằng cách ứng dụng công nghệ mới. Theo đó, công ty đặt kế hoạch doanh thu năm 2019 tăng 15% so với kết quả năm 2018, đạt 112 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 15 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2018. Kế hoạch này của BBT được đánh giá là khá mạo hiểm, bởi trái với cảnh một mình một chợ trước kia, thị trường bông y tế hiện đã có thêm nhiều đối thủ mới, cạnh tranh trực tiếp với BBT.
Theo các chuyên gia, hội nhập kinh tế quốc tế đã xóa mờ ranh giới giữa các quốc gia. Mỗi sản phẩm đưa ra thị trường đều phải cạnh tranh với không chỉ DN tại chính quốc gia đó mà là cạnh tranh với toàn thế giới. Trong khi đó, các xu hướng kinh doanh không ngừng chuyển dịch nhanh chóng, "khẩu vị" tiêu dùng của khách hàng cũng liên tục thay đổi. Do đó, nếu chậm chạp, DN sẽ không có cơ hội thắng trên thị trường. Cũng trong bối cảnh hội nhập, các DN không thể trông chờ vào các rào cản kỹ thuật, thuế quan và các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, mà chỉ có cách sáng tạo, đổi mới, hiểu rõ và đáp ứng đúng nhu cầu thị trường mới là chìa khóa để thành công trong kinh doanh.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2019 có 79,3 nghìn DN đăng ký thành lập mới với quy mô vốn đăng ký bình quân một DN tăng mạnh, đạt 12,6 tỷ đồng, mức cao nhất trong những năm trở lại đây. Theo đó, Tổng cục Thống kê nhận định "sức khỏe" của các DN gia nhập thị trường là tốt hơn. Tuy nhiên, cũng trong 7 tháng đầu năm nay, cả nước có 23,1 nghìn DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước và 24,8 nghìn DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể. Ngoài ra còn có 9,3 nghìn DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số DN ngừng hoạt động và giải thể, phá sản trong 7 tháng đầu năm lên tới 53,2 nghìn DN, tương đương gần 67% số DN đăng ký thành lập mới trong cùng thời kỳ. |
(Bài 2: Sánh vai “người khổng lồ”)
Tin liên quan

Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Hải quan: Chặng đường 30 năm hợp tác và hội nhập về hải quan
10:15 | 09/08/2024 Hải quan
Bản lĩnh trước AI
06:23 | 16/06/2024 Người quan sát

Hải quan Việt Nam khẳng định vai trò trong cộng đồng hải quan quốc tế
10:14 | 10/05/2024 Hải quan

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
20:43 | 07/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng
13:30 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bán lẻ Hà Nội kỳ vọng bùng nổ với các dự án quy mô lớn
07:41 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%
11:44 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới
11:43 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Cần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài
11:34 | 06/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá biệt thự, liền kề trên thị trường sơ cấp giảm theo quý nhưng tăng mạnh theo năm
20:01 | 05/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga thuận lợi
14:36 | 05/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Đơn đặt hàng mới giảm mạnh trước thông tin thuế quan của Mỹ
14:34 | 05/05/2025 Xu hướng

Thu hồi 10 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
14:30 | 05/05/2025 Xu hướng

Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài
17:29 | 03/05/2025 Nhịp sống thị trường

WB: Giá vàng có khả năng lập kỷ lục mới
16:24 | 03/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

Hải quan khu vực III tăng cường sử dụng camera, trang thiết bị để giám sát

Một chi nhánh doanh nghiệp được bán hàng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

Hải quan khu vực III tăng cường sử dụng camera, trang thiết bị để giám sát

Một chi nhánh doanh nghiệp được bán hàng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài

Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhẹ

Sự cố hệ thống, Cục Hải quan hỏa tốc hướng dẫn khai hải quan

Gần 257.000 hồ sơ được hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh

4 tháng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 37 tỷ USD

TP.HCM: Thu từ xuất nhập khẩu ước đạt 41.215 tỷ đồng

Xuất khẩu thủy sản đảo chiều: Trung Quốc vượt Mỹ, chiếm vị trí số 1

Đồng Nai xuất khẩu đạt gần 8,38 tỷ USD trong 4 tháng

Vận chuyển trái phép tiền tệ, vàng qua hàng không có dấu hiệu gia tăng

Doanh nghiệp bị cưỡng chế vì nợ thuế quá hạn

Cận cảnh 2 container thuốc lá lậu Hải quan bắt giữ

Khởi tố doanh nghiệp xuất lậu 2 container thuốc lá

Bộ Công an khởi tố hơn 30 bị can liên quan đến các đường dây thuốc giả, sữa giả

Chặn thực phẩm đông lạnh xuất nhập lậu qua khu vực cửa khẩu Chi Ma

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D

Xuất hóa đơn giá trị gia tăng với dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị- Chi Lăng

Thủ tục, chính sách đối với hàng thay đổi mục đích sử dụng

Công ty có hoạt động xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế GTGT 0%
