Nghiên cứu mức doanh thu không chịu thuế GTGT phù hợp
Chủ động phối hợp hướng dẫn hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh Đề xuất giảm thuế GTGT trong hóa đơn sử dụng điện là không hợp lý |
Cần tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng tác động đối với nền kinh tế khi điều chỉnh mức doanh thu không chịu thuế GTGT. Ảnh: H.Anh |
Đánh giá kỹ tác động khi điều chỉnh mức doanh thu không chịu thuế GTGT
Liên quan đến quy định về doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, theo báo cáo về một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi) của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, tại Hiến pháp quy định “các khoản thu, chi NSNN phải được dự toán và do luật định”. Luật hiện hành đang quy định mức doanh thu không chịu thuế GTGT là 100 triệu đồng/năm. Nếu tính theo tỷ lệ tăng GDP và CPI bình quân từ 2013 đến nay thì mức này sẽ tương đương 285 triệu đồng/năm.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật, quy định cụ thể mức doanh thu hàng năm từ 200 (hoặc 300) triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đồng thời giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức doanh thu này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Với phương án này, theo tính toán của Bộ Tài chính, dự kiến sẽ giảm thu khoảng 2.630 tỷ đồng (hoặc 6.383 tỷ đồng). Cơ quan soạn thảo đề nghị giao Chính phủ quy định mức doanh thu không chịu thuế này để bảo đảm linh hoạt, chủ động cho Chính phủ.
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, từ năm 2013 đến nay, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh của CPI thì mức doanh thu phải là 285 triệu đồng trở xuống mới không phải nộp thuế GTGT. Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cũng cho biết, ý kiến các đại biểu cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu đưa ra mức doanh thu không chịu thuế phù hợp và đánh giá kỹ lưỡng tác động đối với nền kinh tế khi điều chỉnh mức doanh thu không chịu thuế, đồng thời đề nghị giao Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định mức doanh thu không chịu thuế để tạo sự linh hoạt trong quá trình điều hành phù hợp với tình hình thực tế.
Về mức doanh thu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tán thành quy định ngưỡng doanh thu trong Luật và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội thẩm quyền điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan tiếp tục phối hợp đánh giá tác động, lựa chọn phương án phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm không thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tăng thuế suất thuế GTGT theo lộ trình
Về ý kiến đề nghị triển khai định hướng tăng mức thuế suất phổ thông 10% theo lộ trình, theo Ủy ban Tài chính Ngân sách, Chiến lược cải cách thuế đến năm 2030, Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) trong Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đều đưa ra phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu tăng thuế suất thuế GTGT theo lộ trình. Mức thuế suất phổ thông 10% của Việt Nam hiện nay là thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, tạo ra dư địa để tăng thuế như nhiều nước đã làm để nâng cao hiệu quả thu ngân sách từ sau đại dịch.
Xu thế chính sách tài khoá giai đoạn hiện nay là tăng thuế gián thu đánh vào tiêu dùng một cách hợp lý để có điều kiện giảm thuế trực thu đánh vào đầu tư, góp phần giải quyết bài toán về số thu ngân sách, đồng thời khuyến khích đầu tư cho tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh khó có thể ban hành sắc thuế mới như thuế tài sản trong giai đoạn trước mắt. Việc sửa đổi Luật thuế GTGT lần này là cơ hội để thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra qua nhiều giai đoạn và là nội dung cơ bản để triển khai định hướng mở rộng cơ sở thu.
Tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội, đa số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách đề nghị bổ sung vào khoản 3 Điều 9 dự thảo Luật lộ trình tăng thuế suất thuế GTGT từ mức 10% lên 11% vào 1/1/2028 và lên mức 12% vào 1/1/2030 (dự báo tác động tăng thu từ lộ trình tăng thuế vào khoảng 40.100 tỷ đồng vào năm 2028 và 43.400 tỷ đồng vào năm 2030). Lộ trình này không ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế trong thời gian 4-5 năm tới và bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch để các DN có thể tính toán, hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp. Cơ quan soạn thảo đề nghị không quy định lộ trình tăng thuế mà sẽ tiếp tục nghiên cứu để Chính phủ trình Quốc hội trong giai đoạn tiếp theo của Chiến lược cải cách thuế.
Đối với định hướng tăng thuế suất thuế GTGT, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý cần bám sát định hướng tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; bám sát Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm giai đoạn 2021 – 2030; Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Chiến lược cải cách thuế đến năm 2030… để xác định lộ trình, tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn khó khăn. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cân nhắc không quy định lộ trình tăng thuế GTGT trong Luật mà giao Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Tin liên quan
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tội phạm lĩnh tài chính trên không gian mạng ngày càng phức tạp
14:43 | 18/12/2024 An ninh XNK
Ngành Hải quan triển khai công tác năm 2025
21:58 | 16/12/2024 Hải quan
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Lưu ý về quản lý hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử
16:01 | 02/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics