Ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng chậm lại trong tháng 3
Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam của Nikkei – một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất - đã giảm xuống 51,6 điểm trong tháng 3/2018 so với 53,5 điểm trong tháng 2/2018. Kết quả chỉ số cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã cải thiện ở mức vừa phải, và đây là mức cải thiện yếu nhất kể từ tháng 11/2017.
Dữ liệu của tháng 3 cho thấy sản lượng ngành sản xuất đã tăng nhẹ, và là một trong những mức tăng chậm nhất trong 4 tháng qua.
Báo cáo cho thấy, ở những nơi sản lượng tăng, nguyên nhân chủ yếu là do số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng mới đã chậm lại, nhưng vẫn còn mạnh khi có các báo cáo cho thấy nhu cầu khách hàng đã cải thiện. Tổng số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhờ số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài tăng nhanh hơn, và đây là mức tăng đáng kể nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm hơn đã giúp các công ty giải quyết được lượng công việc chưa thực hiện trong tháng 3/2018. Tốc độ giảm đã gia tăng thành mức mạnh nhất trong ba năm.
Mặc dù giá cả đầu vào tiếp tục tăng mạnh trong tháng 3, song tốc độ tăng giá cũng chậm lại. Ở những nơi chi phí đầu vào tăng, nguyên nhân được cho là do giá cả thị trường tăng. Giá cả đầu ra cũng tăng chậm lại vì có áp lực cạnh tranh. Giá bán hàng đã tăng liên tục trong suốt 7 tháng qua.
Lượng hàng tồn kho hầu như giữ ổn định trong tháng 3/2018. Tồn kho hàng mua chỉ thay đổi một chút sau 3 tháng tăng liên tiếp, trong khi tồn kho thành phẩm giữ ổn định sau tám tháng giảm. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm hơn dẫn đến sự thận trọng trong việc lưu kho hàng hóa.
Mặc dù vậy, các nhà sản xuất vẫn rất lạc quan cho rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, với mức độ lạc quan tăng trở lại sau khi đạt mức thấp trong tháng 2/2018. Hơn 55% số người trả lời khảo sát dự báo sản lượng sẽ tăng.
Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, Phó Giám đốc tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nhận định, mặc dù vẫn còn tăng trưởng trong tháng 3, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam có các chỉ tiêu tăng trưởng yếu hơn, đặc biệt là về sản lượng. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh nhờ lĩnh vực xuất khẩu, từ đó dẫn đến tình trạng lạc quan về triển vọng tăng sản lượng trong tương lai gần. Các công ty cũng bớt lo lắng về lạm phát hơn khi chi phí đầu vào tăng chậm hơn nhiều so với tháng 2/2018. Do đó, áp lực lạm phát có vẻ như đã đạt đỉnh ở thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Trong khi đó, báo cáo PMI ngành sản xuất ASEAN được công bố cùng ngày 2/4 cho thấy, trong tháng 3/2018, vị trí đứng đầu ngành sản xuất ASEAN của Việt Nam đã bị thay thế bởi Myanmar do có mức cải thiện chậm hơn về các điều kiện hoạt động. Trong khi đó, Philippines vượt lên vị trí thứ ba khi tác động tiêu cực đối với lực cầu của cuôc cải cách thuế gần đây đã có dấu hiệu giảm.
Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất ASEAN, Bernard Aw, Chuyên gia Kinh tế Chính tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, đánh giá, cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm hơn trong khi việc làm hầu như không thay đổi. Các công ty chỉ tăng vừa phải hoạt động mua hàng, và họ muốn sử dụng hàng tồn kho hiện có hơn.
Các nhà sản xuất ASEAN cũng tiếp tục có chi phí đầu vào tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, mức tăng hạn chế giá bán hàng do nhu cầu yếu cho thấy các công ty đã gặp khó khăn trong việc chuyển giao gánh nặng chi phí sang cho khách hàng, mà điều này tạo sức ép lên biên lợi nhuận. Mức độ tăng chi phí xuất phát từ giá cả trên thế giới tăng đối với các hàng hóa đầu vào như thép công nghiệp, nhiên liệu, giấy và hóa chất, mà điều này cho thấy các công ty có ít khả năng kiểm soát gánh nặng chi phí tăng.
Tin liên quan
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK