Ngành Hải quan: Áp dụng nhiều hình thức đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực
Một cuộc sát hạch đánh giá năng lực cán bộ công chức của Hải quan Hải Phòng Ảnh: Thái Bình |
Một trong những quan điểm mang tính chiến lược xuyên suốt trong quá trình xây dựng, phát triển, cải cách và hiện đại hóa của ngành Hải quan trong thời gian qua đó là gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát huy nguồn lực của con người, làm đòn bẩy nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng để phát triển năng lực toàn diện cho đội ngũ CBCC trong ngành.
Thời gian qua, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực và tập trung cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các giải pháp đồng bộ, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, đáp ứng yêu cầu công tác cải cách, hiện đại hóa ngày càng cao của Ngành. Theo đánh giá của Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Hải quan, công tác đào tạo, bồi dưỡng của Tổng cục Hải quan giai đoạn vừa qua đã đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Tài chính.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC đã được lãnh đạo các cấp và các đơn vị trong ngành chú trọng, đặc biệt là việc đào tạo, bỗi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu cho công chức trong từng lĩnh vực nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại của các đơn vị, yêu cầu của hệ thống thông quan điện tử VNACSS và từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Bên cạnh việc tận dụng được các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và Hải quan các nước để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho công chức, viên chức, hàng năm Tổng cục Hải quan đã xây dựng và ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng làm cơ sở cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục. Công tác đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, tiêu chuẩn ngạch công chức đã được chú trọng. Hầu hết công chức, viên chức khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đều đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn. Công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bước đầu đã được đổi mới, chương trình, nội dung bồi dưỡng đã được cập nhật kịp thời với những chính sách, chế độ, quy trình thủ tục mới tại từng giai đoạn. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên, cơ bản đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ.
Trung bình mỗi năm Tổng cục Hải quan tổ chức khoảng 150 lớp đào tạo, bồi dưỡng các loại và cử khoảng 17.000 lượt công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo trong nước. Nhiều cục hải quan địa phương đã chủ động triển khai nhiều cách làm hay, phù hợp với đơn vị mình, như việc xây dựng các phần mềm sát hạch công chức (Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Trị…); tự xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho công chức thừa hành…
Chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo của đơn vị, Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Bùi Thanh San cho biết, việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC Hải quan tại Cục thực hiện theo phương châm “cầm tay, chỉ việc”; “học đi đôi với hành”; lấy lý thuyết kết hợp thực hành; tham quan, tác nghiệp trực tiếp thông qua các mô hình giả lập là chính.
Đối với Cục Hải quan Quảng Trị, để thực hiện công tác tự đào tạo, bồi dưỡng CBCC, đơn vị đã thành lập các Nhóm nghiên cứu chuyên sâu các về các mảng nghiệp vụ: Giám sát quản lý hải quan; quản lý thuế; kiểm tra sau thông quan; chống buôn lậu; xử lý vi phạm, nhằm tham mưu trong việc biên soạn các hệ thống câu hỏi sát hạch công chức, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu…
Đơn vị đã tự xây dựng phần mềm đánh giá năng lực công chức (là một trong 3 đơn vị đầu tiên của ngành Hải quan cho đến nay) bằng hệ thống câu hỏi sát hạch, triển khai ứng dụng và đánh giá hiệu quả từ đầu năm 2017 đến nay. Đã tổ chức thành công 3 kỳ thi sát hạch cho cán bộ lãnh đạo cấp Tổ, Đội và CBCC trong toàn Cục với 309 lượt công chức tham gia. Việc sử dụng phần mềm đánh giá giá năng lực chủ yếu cập nhật kiến thức cơ bản cho CBCC trong thực thi công vụ, các câu hỏi, tình huống đưa ra phù hợp với công việc tại đơn vị.
Tại Hải quan Đà Nẵng, nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia là những công chức có nhiệt huyết, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn cao làm lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu, tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực chuyên môn, đơn vị đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng trong công tác tự đào tạo và đào tạo lại tại đơn vị.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng Nguyễn Thị Thanh Vân cho biết, trong năm 2019, Hải quan Đà Nẵng đã xây dựng đội ngũ chuyên gia đối với 7 nhóm lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ chính gồm: Thuế xuất nhập khẩu; Giám sát quản lý; Quản lý rủi ro; Kiểm soát hải quan; Thanh tra, kiểm tra; Công nghệ thông tin; Kiểm tra sau thông quan; trong đó, bao gồm 15 lĩnh vực nghiệp vụ chuyên sâu cụ thể.
Đồng thời, để công tác tuyển chọn, xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia được thực hiện một cách công khai, minh bạch, khách quan, đúng quy định và đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, có trọng tâm, trọng điểm, Hải quan Đà Nẵng cũng đã ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và sử dụng đội ngũ chuyên gia của Cục Hải quan Đà Nẵng cũng như thành lập Hội đồng tuyển chọn chuyên gia.
Cùng với đội ngũ chuyên gia mới hình thành, các công chức hiện đang là giảng viên kiêm nhiệm của ngành Hải quan đã thường xuyên chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho CBCCVC trong toàn Cục như: Vận hành, sử dụng các loại máy soi chiếu; Điều tra nghiên cứu nắm tình hình, Xác lập hồ sơ sưu tra đối tượng, Xác lập hồ sơ xây dựng cơ sở bí mật; Tập huấn nghiệp vụ quản lý rủi ro…
Bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Hải quan Đà Nẵng cũng có những giải pháp nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBCC thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho CBCC như tổ chức các khóa bồi dưỡng: Kỹ năng thuyết trình và tổ chức cuộc họp hiệu quả, văn hóa ứng xử công sở và đạo đức công vụ... dần tạo nên nền nếp tác phong làm việc hành chính khoa học, hợp lý, hợp pháp cũng như nâng cao tính chuyên nghiệp, bản lĩnh cho từng CBCC Hải quan.
Tuy nhiên, theo phản ánh của hải quan một số tỉnh, thành phố thì chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tài liệu giảng dạy còn chậm đổi mới, còn mang nặng lý thuyết, chưa chú trọng đến chất lượng nội dung và cải tiến phương pháp giảng dạy. Nguyên nhân do công tác phối hợp giữa các đơn vị còn chưa chặt chẽ, chế độ chính sách, quy trình nghiệp vụ thời gian qua thay đổi thường xuyên. Một số đơn vị khó khăn trong việc chọn cử công chức, viên chức đi học do biên chế ít, áp lực công việc nhiều và có thời kỳ các đơn vị tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chồng chéo…
Vì vậy, một số đơn vị hải quan cũng góp ý, hiện ngành Hải quan đang đẩy mạnh triển khai công tác sát hạch trình độ CBCC theo khung năng lực vị trí việc làm, vì vậy, các chương trình tự đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tại các đơn vị cũng cần được thay đổi theo và cần được chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn Ngành; tránh mỗi nơi có một quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề, hướng đến xây dựng đội ngũ CBCC Hải quan Việt Nam Chuyên nghiệp – Chuyên sâu – Minh bạch – Hiệu quả.
Cùng với đó, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, cập nhật các chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng lớp, từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, từng nhóm đối tượng học viên để tăng cường hiệu quả, tính thiết thực của mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng. Phát huy công tác đào tạo tại chỗ, đặc biệt được coi trọng theo phương thức người đi trước hướng dẫn người đi sau, người có chuyên môn cao hướng dẫn, kèm cặp người có chuyên môn chưa cao; công chức lâu năm kèm cặp công chức mới vào nghề.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan tích cực thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
07:52 | 29/10/2024 Hải quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK