Ngành cơ khí muốn “ngóc đầu” dậy phải đổi mới quản lý
Ông đánh giá như thế nào về trình độ công nghệ, thiết bị cơ khí của Việt Nam hiện nay?
Hiện tại, trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất cơ khí của Việt Nam quá lạc hậu với thế giới. Về cơ bản, các DN cơ khí nội địa thuộc nhiều thành phần kinh tế vẫn đang tổ chức sản xuất ở trình độ công nghiệp 2.0 là công nghệ và quản lý sản xuất mà các nước công nghiệp trên thế giới đã bỏ qua, đặc biệt lại bị chia tách không kết nối được với nhau. Chỉ có rất ít DN cơ khí Việt Nam đạt trình độ công nghiệp 3.0. Điều này khiến cho ngành cơ khí Việt Nam bị thua ngay trên “sân nhà” trước các đối thủ có nền công nghiệp cơ khí hiện đại. Đây là thực tế rất đáng buồn.
Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến cho ngành cơ khí Việt Nam tụt hậu như vậy?
Nguyên nhân khiến ngành cơ khí Việt Nam tụt hậu sau gần 20 năm phát triển, từ năm 2000-2018 có trách nhiệm của cả quản lý nhà nước và của các DN nội địa.
Cụ thể, hệ thống chính sách và bộ máy quản lý nhà nước đối với sản xuất cơ khí nội địa không hữu hiệu, không đi vào cuộc sống, không bảo vệ được thị trường nội địa, mất nhiều đơn hàng cho nước ngoài và để DN FDI lấn sân ngay tại thị trường Việt Nam cũng như khu vực. Trong khi đó, các DN cơ khí Việt Nam đầu tư tự phát; nghiên cứu thị trường, quản lý công nghệ yếu kém dẫn đến sản phẩm cơ khí Việt Nam rất khó cạnh tranh với các nước. Sản phẩm cơ khí chủ yếu gia công kết cấu thép, ít sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Sản xuất cơ khí cũng giống như sản xuất của các ngành kỹ thuật khác, thị trường là yếu tố quan trọng nhất. Nhiều năm qua, do những yếu kém nói trên dẫn đến thị trường cơ khí nội địa Việt Nam dù có dung lượng lớn nhưng các DN cơ khí trong nước không thể cạnh tranh, khai thác được. Ví dụ, sản xuất, lắp ráp ô tô, đóng tàu thủy, tàu pha sông biển, tàu đánh bắt hải sản xa bờ, máy cơ giới hóa nông nghiệp, công nghiệp khai thác dầu khí, phát triển hệ thống năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng… của Việt Nam rất lớn nhưng hầu như DN nước ngoài thao túng và chiếm lĩnh thị trường.
Để có thể thay đổi cục diện, vươn lên phát triển trong những năm tới, giải pháp nào là khả thi cho ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam, thưa ông?
Thời gian tới, chiến lược phát triển công nghiệp cơ khí Việt Nam cần dựa trên cơ sở nghiên cứu tính toán, lựa chọn một số ngành hàng sản xuất sản phẩm cơ khí có thị trường nội địa, có thể cạnh tranh được với sản phẩm của nước ngoài để bổ sung vào danh mục sản phẩm trọng điểm. Đó là sản xuất, lắp ráp ô tô buýt, ô tô tải; chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn, kết cấu thép cho các công trình công nghiệp đầu tư xây dựng mới; chế tạo những trang thiết bị chống ngập mặn, xử lý bảo vệ môi trường, sản xuất năng lượng xanh và một số sản phẩm của công nghiệp quốc phòng. Những sản phẩm cơ khí này phần lớn là đầu tư công, do đó cần có chính sách để tạo đơn hàng trước hết cho sản xuất cơ khí nội địa, kiểu như nhiều nước đã và đang thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Nhà nước cần tính toán và có chính sách sao cho DN trong nước có nhiều đơn hàng, thị trường đầu tư phát triển.
Hơn nữa, nhằm bảo vệ thị trường cơ khí nội địa, Việt Nam cần học theo bài học bảo vệ thị trường nội địa của các nước công nghiệp. Đó là, Chính phủ cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, hạn chế tối đa việc NK các công nghệ, máy móc trang thiết bị đã qua sử dụng lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, ô nhiễm môi trường từ các nước về Việt Nam. Không làm tốt việc này, sản xuất cơ khí nội địa sẽ không bao giờ “ngóc đầu” dậy được để phát triển trong những năm tới.
Nhà nước cần có chính sách phù hợp để tạo cơ hội cho ngành cơ khí phát triển |
Ngoài các giải pháp nêu trên, trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiên nay, hướng tới mục tiêu nhanh chóng tạo đà phát triển cho ngành cơ khí, VAMI có đề xuất gì tới Chính phủ?
Để xây dựng và bảo vệ được thị trường cho ngành cơ khí nội địa phát triển cũng như bảo vệ được thị trường trong nước trong tình hình Việt Nam ngày càng mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, VAMI kiến nghị Chính phủ cần sớm ban hành một số chính sách. Cụ thể, Chính phủ cần đổi mới quản lý ngành cơ khí trên phạm vi toàn quốc, cho hình thành một cơ quan để giúp Chính phủ thống nhất quản lý và phân bổ nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ khí Việt Nam; học tập các nước có hàng rào kỹ thuật, chính sách khuyến khích sản xuất không vi phạm các cam kết tự do thương mại.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần ban hành chính sách hạn chế tối đa việc cho NK công nghệ và thiết bị lạc hậu trong sản xuất cơ khí như các nước đã và đang làm trong thời kỳ tự do thương mại; đổi mới chính sách khoa học công nghệ, kế hoạch đầu tư, tài chính, ngân hàng, đào tạo nguồn nhân lực đối với ngành cơ khí; nhanh chóng luật hóa các hoạt động của hiệp hội, ngành hàng để các hiệp hội có cơ sở pháp lý tư vấn, phản biện, kiến nghị với Chính phủ ban hành những chính sách thích hợp trong từng giai đoạn…
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN Cơ khí Việt Nam (VAMI): Có chính sách bảo vệ thị trường phù hợp, ngành cơ khí có thể đáp ứng 70% nhu cầu Ngành cơ khí Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để đáp ứng đến 70% nhu cầu thị trường vào năm 2030 nếu có hàng rào phòng hộ, chính sách bảo vệ thị trường hợp lý. Việc bảo vệ thị trường có thể coi là điều kiện tiên quyết. Điều này đã được kiểm chứng tại các nước trên thế giới, đặc biệt là trong một vài năm trở lại đây khi vấn đề bảo hộ có thể coi là sống còn với kể cả các nước phát triển. Ví dụ, nếu không có bảo hộ, ngành công nghiệp thép của các nước châu Âu đã phá sản; vì không có chính sách bảo hộ thích hợp mà các nhà máy lắp ráp ô tô tại Australia phải đóng cửa... Nhìn chung, để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước gần 350 tỷ USD, từ nay đến năm 2030, ngành cơ khí cần có cơ chế bảo hộ và bảo vệ thị trường một cách có điều kiện và có thời hạn. Các tập đoàn, tổng công ty trong ngành công nghiệp cần xây dựng chiến lược nội địa hóa thiết bị và đề xuất những cơ chế riêng cho sự phát triển của mình... Ông Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương: Để phát triển ngành cơ khí, trách nhiệm của Nhà nước rất lớn Ngành công nghiệp cơ khí là ngành có nhiều rào cản tự nhiên như: Đòi hỏi nhiều tiền vốn, đầu tư ban đầu lớn, thời gian quay vòng vốn dài, vốn luân chuyển chậm; đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao, đòi hỏi có các chuyên gia, kỹ sư, những người lao động có tri thức, tay nghề, kỷ luật lao động để thiết kế, chế tạo và sử dụng sản phẩm. Sản phẩm của ngành không phải dễ dàng phân phối, tiêu thụ như sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp khác. Để phát triển ngành cơ khí, vai trò và trách nhiệm của Nhà nước là rất lớn. Nhà nước cần phải có chiến lược, chính sách phát triển công nghiệp cơ khí, nhất là các sản phẩm cơ khí trọng điểm, tạo thuận lợi cho công nghiệp cơ khí phát triển nhưng không trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký; có chiến lược, chính sách phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; liên kết chặt chẽ nghiên cứu, đào tạo với nhu cầu của DN, của xã hội... Bên cạnh Nhà nước, các DN cơ khí phải cơ cấu lại sản xuất, đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ; có chiến lược phát triển dài hạn, chủ động liên kết với các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, với các DN trong và ngoài nước, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp lớn... Ông Lê Viết Sự, Phó giám đốc Công ty CP Chế tạo máy-VINACOMIN (VMC): Đề nghị Nhà nước tạo điều kiện cho DN vay vốn với lãi suất ưu đãi Hiện nay, VCM nói riêng và nhiều DN cơ khí nói chung đang gặp nhiều khó khăn. Việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hết sức cần thiết, mang tính đầu tư lâu dài trong khi tiếp cận nguồn vốn ưu đãi lãi suất thấp rất hạn chế. Bên cạnh đó, quy mô các DN cơ khí nhìn chung còn nhỏ, sự liên kết hợp tác các DN còn yếu, khả năng cạnh tranh thấp, đặc biệt là cạnh tranh với các sản phẩm tương tự NK. Để tạo điều kiện cho các DN cơ khí sớm tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, VMC đề nghị Nhà nước xem xét, tạo điều kiện để các DN cơ khí vay vốn với lãi suất ưu đãi; được tham gia chế tạo thiết bị cho các dự án công nghiệp lớn; có chính sách ưu đãi trong đào tạo cơ khí; hết sức hạn chế việc di dời các nhà máy cơ khí để lấy đất cho các dự án bất động sản… Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics