Ngân hàng với bài toán thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
Ngân hàng còn thận trọng cấp tín dụng do nợ xấu tăng VDB và US EXIM thúc đẩy triển khai khoản tín dụng 500 triệu USD VietinBank: Dẫn đầu tăng trưởng tín dụng, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện |
Các ngân hàng vẫn kỳ vọng mục tiêu tín dụng cả năm khả quan. Ảnh: ST |
Cầu tín dụng yếu do "sức khoẻ" doanh nghiệp giảm sút
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 6 tháng đầu năm 2024, nhiều ngân hàng đang rơi vào cảnh tăng trưởng tín dụng âm. Chẳng hạn, ABBank tăng trưởng tín dụng âm hơn 10%, một số ngân hàng tăng trưởng âm 1-5% như SeABank, PVComBank, BaoVietBank… Cùng với đó, có tới 23 địa phương tăng trưởng tín dụng âm, 29 địa phương tăng trưởng tín dụng dưới 2%...
Đại diện NHNN cho rằng, số liệu này cho thấy tổng thể cầu tín dụng trong nước chưa có sự phục hồi mạnh mẽ; nhiều ngành sản xuất, dịch vụ là các động lực truyền thống của nền kinh tế vẫn còn khó khăn nhất định.
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV cho biết, tăng trưởng tín dụng của BIDV cập nhật đến giữa tháng 6/2024 là 4,7%, tương ứng dư nợ 1,87 triệu tỷ đồng, tăng 81.000 tỷ đồng so với cuối năm 2023. Nhưng theo ông Lâm, quy luật chung của nền kinh tế là tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh vào những tháng cuối năm nên chững lại ở những tháng đầu năm. Chính vì vậy, nửa đầu năm 2024, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn rất kém, số doanh nghiệp giải thể tăng, "sức khỏe" doanh nghiệp giảm sút dẫn đến cầu tín dụng giảm.
Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 110,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có gần 18,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Nhiều ngân hàng cho hay, với tệp khách hàng là các doanh nghiệp có các yếu tố nước ngoài như doanh nghiệp FDI và công ty đa quốc gia, sức hấp thụ vốn của các doanh nghiệp này cũng đang khá khiêm tốn do các động lực tăng trưởng xuất khẩu, các đơn hàng, thị trường sụt giảm khiến động lực đầu tư chậm lại, nhu cầu vốn giảm dẫn đến tín dụng đối cho các doanh nghiệp giảm. Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank cho hay, đến hết ngày 17/6, tín dụng của Vietcombank tăng 2,1%. Nguyên nhân tín dụng tăng chậm là do tín dụng cá nhân - chủ yếu là vay mua bất động sản - tăng chậm.
Đề xuất bổ sung tín dụng ưu đãi từ nguồn tái cấp vốn
Để thúc đẩy tín dụng, các ngân hàng đã đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hơn, cũng như tập trung tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận và giải ngân vốn. Do đó, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt và hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, nhiều ngân hàng kỳ vọng tín dụng tăng trưởng tốt hơn trong thời gian tới.
Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB cho biết, trong quý 2/2024, tín dụng của ACB tăng gấp đôi so với quý đầu năm nay và kỳ vọng tăng trưởng tích cực hơn trong các quý tới, nên ngân hàng đang nỗ lực để có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN cấp từ đầu năm 2024 là 16%. Tại MB, ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc MB cho biết, tín dụng sẽ tăng mạnh hơn vào các quý 2, 3, 4, do đó, MB vẫn kỳ vọng vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15%.
Nói về giải pháp của ngân hàng, ông Phạm Toàn Vượng, Tổng giám đốc Agribank cho biết, Agribank tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; tập trung vốn tín dụng đối với các lĩnh vực là động lực phát triển... Lãnh đạo MB thì cho biết sẽ tiếp tục tinh chỉnh các quy trình thủ tục, dựa trên các nền tảng ứng dụng để phê duyệt cho vay tự động, đẩy nhanh quá trình thẩm định, phê duyệt.
Trong bản kiến nghị quý 2/2024 về một số chủ đề quan trọng của nền kinh tế, nhóm chuyên gia nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, để thúc đẩy tín dụng hỗ trợ nền kinh tế, NHNN nên bổ sung thêm gói tín dụng ưu đãi từ nguồn tái cấp vốn với lãi suất thấp cho các ngân hàng thương mại để cho vay một số đối tượng, lĩnh vực cần được ưu tiên, khuyến khích trong nền kinh tế. NHNN cũng nên linh hoạt cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại có khả năng tăng trưởng tín dụng tốt...
Nhóm chuyên gia cũng đề nghị, các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay; khẩn trương rà soát các dự án, các doanh nghiệp đảm bảo cung ứng tín dụng kịp thời cho các dự án khả thi, hiệu quả, chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng vay vượt qua khó khăn để tiếp tục quay vòng vốn, trả nợ. Cùng với đó là tiếp tục đơn giản hóa các quy trình, thủ tục vay vốn, công khai phí, lãi suất… nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn ngân hàng.
Tin mừng là mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Theo đó kéo dài thời gian thực hiện cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ đến hết ngày 31/12/2024. Các ngân hàng nhận định, việc gia hạn nợ là cần thiết, giúp các doanh nghiệp không bị chuyển nhóm nợ xấu, từ đó có thể duy trì được các quan hệ tín dụng tốt hơn.
Tuy nhiên, cũng liên quan đến tín dụng, từ 1/7 này, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực, đồng nghĩa với lộ trình giảm giới hạn cấp tín dụng chính thức bắt đầu. Trong đó, từ ngày 1/7/2024 đến trước ngày 1/1/2026, giới hạn cấp tín dụng sẽ giảm về 14% với một khách hàng và 23% với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó. Vì thế đã có không ít lo lắng về việc cấp tín dụng cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, trước mắt, việc giảm 1% giới hạn cấp tín dụng trong vòng 1 năm tới chưa tác động nhiều đến ngân hàng, doanh nghiệp, song việc giảm giới hạn liên tiếp 5-10% trong vòng 5 năm đồng nghĩa với áp lực cắt giảm lượng lớn dư nợ tín dụng.
Tin liên quan
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn đến 80% dự án đầu tư
16:00 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VPIM 2024 sở hữu racekit và giải thưởng đặc biệt thế nào?
16:11 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ "đặt đề bài", bảo lãnh vay vốn
14:41 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam tặng gần 900 triệu đồng hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bão Yagi
06:07 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng phát triển công nghệ cao
13:12 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
07:37 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
15:38 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cách nào phá vỡ thế độc quyền trong phân phối xăng dầu?
15:03 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Siêu thị tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”
14:00 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
THACO AUTO bàn giao lô 237 xe tải Foton Ollin cho J&T Express Việt Nam
15:58 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
Ứng dụng AI để thúc đẩy năng lực kết nối ngành logistics Việt Nam
14:45 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần hành động nhanh để bắt kịp xu thế “xanh”
14:08 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp phục hồi sau bão
11:18 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics