Ngân hàng “bắt tay” doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu
Nhiều ngân hàng đã đưa ra giải pháp tài trợ thương mại cho DN. Ảnh: ST |
“Nở rộ” tài trợ thương mại
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, 10 tháng năm 2020, dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam vẫn đạt 439,82 tỷ USD, tăng nhẹ 2,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 229,65 tỷ USD, tăng 4,9% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 210,17 tỷ USD, tăng 0,3%. Như vậy, nước ta đã xuất siêu tới 19,5 tỷ USD, cao hơn hẳn con số thặng dư 9,3 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
Theo tính toán, nếu 2 tháng cuối năm, Việt Nam duy trì đà xuất nhập khẩu như trên thì quy mô cả năm có thể đạt xấp xỉ 540 tỷ USD, tăng hơn 20 tỷ USD so với năm 2019.
Có thể thấy, nếu như không có Covid-19 làm gián đoạn dòng chảy thương mại toàn cầu thì giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ đạt mức cao hơn nữa. Nhưng kết quả nêu trên cũng đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại quốc tế, các DN đều đã nắm bắt cơ hội, sử dụng nhiều biện pháp để vượt khó khăn, kích thích xuất nhập khẩu; trong đó, phải kể đến các ngân hàng đã đưa ra các sản phẩm tài trợ thương mại cho DN.
Hồi tháng 7/2020, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã ra mắt sản phẩm Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng. Theo đó, SHB sẽ tài trợ vốn lưu động để khách hàng thu mua nguyên vật liệu, thanh toán các chi phí sản xuất, gia công, chế biến, kinh doanh đơn hàng xuất khẩu với tỷ lệ tài trợ lên tới 90% nhu cầu vốn và thời hạn vay vốn lên tới 12 tháng.
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB cho biết, với sản phẩm này, khách hàng của SHB sẽ được tài trợ ngay khi có đơn hàng xuất khẩu, chủ động về tài chính, ổn định kinh doanh và mở rộng sản xuất.
Trước đó, SHB còn cung cấp sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu với thời gian chiết khấu tối đa lên tới 6 tháng với các phương thức thanh toán đa dạng: thư tín dụng (L/C trả ngay, L/C trả chậm, L/C UPAS (thư tín dụng trả ngay có thể trả chậm), L/C chuyển nhượng); nhờ thu (Nhờ thu trả ngay D/P, nhờ thu trả chậm D/A); CAD (Giao chứng từ nhận tiền ngay).
Tương tự, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) cũng đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ phù hợp như tài trợ hợp đồng đầu ra, tài trợ xuất khẩu trước giao hàng, tài trợ chuỗi cung ứng… Nhờ đó, hoạt động thương mại quốc tế và tài trợ thương mại của MSB trong 9 tháng đầu năm 2020 đã ghi nhận mức tăng trưởng 40%. Mới đây, MSB còn triển khai thành công chuẩn Swift GPI (Global Payment Innovation Initiative - Sáng kiến đổi mới thanh toán toàn cầu). Đây là giải pháp công nghệ mới trong hoạt động thanh toán qua biên giới giữa các ngân hàng thông qua điện toán đám mây của Tổ chức Thanh toán quốc tế (SWIFT), giúp đảm bảo giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.
Hay mới đây, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) cũng ra mắt dịch vụ tư vấn online sản phẩm tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế nhằm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn trong mùa dịch, đẩy mạnh hoạt động giao thương quốc tế. Theo đó, khách hàng được tư vấn mọi vấn đề liên quan đến sản phẩm tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế (bao gồm L/C xuất/nhập khẩu, UPAS L/C, nhờ thu, chuyển tiền quốc tế, bảo lãnh/thư tín dụng dự phòng, chiết khấu (L/C, D/A, D/P, TTR), tài trợ trước/sau giao hàng…). Dịch vụ này sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích, hạn chế tối đa những sai sót trong hồ sơ giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
"Tấm vé" cho giao thương
Cùng với việc đưa ra các giải pháp tài trợ thương mại, nhiều ngân hàng còn đồng hành với DN bằng cách ưu đãi phí cho các hoạt động, giao dịch liên qua đến xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế… Đặc biệt, nhiều ngân hàng còn tung ra các gói tín dụng ưu đãi dành riêng cho khách hàng DN kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế. Đơn cử, tại VietCapital Bank, ngân hàng này dành gói vay lãi suất chỉ từ 7,5% và được giảm phí chuyển tiền quốc tế lên đến 50% cho các DN xuất nhập khẩu.
Các chuyên gia và DN đều nhận định, nhờ có sự đồng hành của ngân hàng thông qua các sản phẩm tài trợ thương mại, DN sẽ có thêm cơ hội nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh, giúp việc đàm phán và ký kết hợp đồng dễ dàng hơn. Theo bà Trần Hải Yến, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Bnew, thông qua việc sử dụng các công cụ tài trợ thương mại, bảo lãnh xuất nhập khẩu của ngân hàng, DN sẽ có thêm “tấm vé” để bước chân vào thị trường khó tính hoặc giúp làm việc nhanh hơn với các đối tác. Không những thế, bà Yến còn cho rằng, tài trợ thương mại của ngân hàng còn giúp DN giảm thiểu rủi ro, nhất là rủi ro liên quan đến lãi suất, tỷ giá, thanh toán…
Mặc dù vậy, vẫn còn một số ý kiến băn khoăn về chi phí khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Nhưng thực tế, các chi phí này sẽ hoàn toàn tương xứng với những gì DN nhận được, đặc biệt là nếu so với các rủi ro, thiệt hại mà DN gặp phải khi tự thực hiện. Vì thế, các DN phải quan tâm và nên sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, để yên tâm bước ra sân chơi quốc tế, nhất là trong bối cảnh còn nhiều bất định như hiện nay.
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK