Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay gắn với trách nhiệm trả nợ
Ông Võ Hữu Hiển |
Tuy đã đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý, vay và trả nợ công, nợ Chính phủ trong thời gian vừa qua nhưng chúng ta không thể phủ nhận nhiều vấn đề còn tồn tại trong cả giải ngân, cả huy động vốn cũng như trong điều hành. Ông có chia sẻ gì về những vấn đề này?
- Trong giai đoạn 2016-2020, công tác quản lý nợ công được chú trọng và về cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra, thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức huy động vốn với chi phí thấp gắn liền với mức độ rủi ro hợp lý cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Các chỉ tiêu an toàn nợ công được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn trần nợ được Quốc hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2016-2019, góp phần làm tăng dư địa chính sách tài khóa, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia. Tuy vậy, khách quan mà nói, vấn đề quản lý nợ công còn một số vấn đề đặt ra cần phải được tập trung giải quyết để nâng cao hiệu quả. Có thể tóm gọn trong 5 nội dung như sau:
Thứ nhất, việc giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ còn chậm và hạn chế.
Năm 2020, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, do đó các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài theo kế hoạch vốn 2020 tương đối cao so với mức cùng kỳ của năm 2019.
Mặc dù vậy, nếu so với kết quả giải ngân của nguồn vốn đầu tư công trong nước thì tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài vẫn còn thấp. Với tốc độ giải ngân như hiện nay, nếu các bộ, ngành, địa phương không có các giải pháp quyết liệt khắc phục khó khăn thì sẽ khó hoàn thành được nhiệm vụ Quốc hội giao đối với nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi của năm 2020 và cho cả nhiệm kỳ 2016-2020.
Thứ hai, huy động vốn của Chính phủ gặp áp lực nhất định tại một số thời điểm với việc không phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) kỳ hạn dưới 5 năm.
Công tác tái cơ cấu danh mục nợ công theo hướng bền vững căn cứ trên các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội tuy đã phát huy hiệu quả, song lại phát sinh một số hạn chế. Đơn cử, việc tập trung huy động TPCP kỳ hạn dài trên 5 năm làm mất tính tham chiếu của thị trường trái phiếu đối với các thị trường vốn khác và tác động ngược trở lại đến khả năng phát hành TPCP của NSNN. Khi thị trường biến động mạnh sẽ gặp khó khăn trong phát hành TPCP kỳ hạn ngắn để ổn định thị trường. Bên cạnh đó, không đáp ứng được nhu cầu của một số nhà đầu tư trên thị trường, đặc biệt đối với một số ngân hàng thương mại chỉ có nhu cầu đầu tư trái phiếu kỳ hạn ngắn dưới 5 năm.
Thứ ba, quy mô nợ đã có sự thay đổi tích cực. Đến cuối năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, tỷ lệ nợ Chính phủ so với GDP dự kiến tăng so với năm 2019, tuy vậy vẫn được kiểm soát tương đối tốt ở mức 50,8% (so với mức 52,7% vào năm 2016). Tuy vậy, đặc điểm chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính phủ có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây cùng với ảnh hưởng của việc Việt Nam “tốt nghiệp IDA”, hay nói cách khác là việc dừng nhận các khoản vay ODA có tính ưu đãi cao từ Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng thế giới (WB) kể từ năm 2017.
Thứ tư, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN có xu hướng tăng nhanh và có nguy cơ vượt ngưỡng 25% trong một số năm trong giai đoạn tới. Nguyên nhân chủ yếu do lịch trả nợ gốc không đồng đều, tập trung cao vào một số năm; các khoản TPCP phát hành để bù đắp bội chi trước đây đến giai đoạn tới thì đến hạn trả nợ. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thu NSNN năm 2020 giảm sâu so với dự toán; những năm tới dự báo dư địa tăng thu ngân sách còn hạn chế để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi hậu đại dịch. Vấn đề này có thể gia tăng rủi ro thanh khoản cho Chính phủ khi phải huy động vốn với chi phí cao hơn để đảo nợ trong những năm trả nợ gốc cao. Mặt khác, tiềm ẩn rủi ro đối với an ninh tài chính quốc gia, có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ số tín nhiệm quốc gia nếu không bố trí đủ nguồn để thanh toán đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ nợ của Chính phủ.
Thứ năm, việc quản lý, giám sát chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia có bất cập cả về công cụ cũng như phương thức quản lý. Việt Nam đã được quốc tế xếp vào nhóm các quốc gia có khả năng tiếp cận thị trường vốn thay vì phải dựa nhiều vào các khoản vay ODA như trước đây.
Với khả năng vay vốn nước ngoài của cả Chính phủ lẫn khu vực tư nhân có nhiều thay đổi căn bản bản, các chỉ tiêu trần và hạn mức nợ nước ngoài của quốc gia áp dụng trong giai đoạn trước đây đang mất dần ý nghĩa. Chính phủ đã chủ động nghiên cứu, tham vấn với một số tổ chức quốc tế như IMF, WB cũng như các cơ quan trong nước về khuôn khổ quản lý nợ nước ngoài của quốc gia. Các tổ chức và cơ quan này đều khuyến nghị Việt Nam xem xét, điều chỉnh chính sách và công cụ quản lý nợ nước ngoài của quốc gia.
Theo kinh nghiệm quốc tế, không có quốc gia thuộc thị trường mới nổi nào áp dụng hạn mức trần chung cho chỉ tiêu nợ nước ngoài quốc gia (bao gồm cả khu vực công và khu vực tư nhân), cũng như không quốc gia nào đề ra mức trần chung đối với các khoản vay nước ngoài của khu vực tư nhân. Thay vào đó, các nước thường áp dụng công cụ quản lý đối với từng loại doanh nghiệp, tổ chức cụ thể.
Vậy dự kiến các chỉ tiêu cơ bản của nợ công trong năm 2021 sẽ như thế nào, thưa ông?
- Với dự toán NSNN năm 2021, Chính phủ đang trình Quốc hội thông qua, trường hợp không có những biến động lớn vĩ mô, thị trường vốn cũng như tỷ giá, dự báo đến cuối năm 2021 nợ công khoảng 46,1% GDP trên cơ sở GDP đánh giá lại (khoảng 58,6% trên cơ sở GDP chưa đánh giá lại), nợ Chính phủ khoảng 41,9% GDP trên cơ sở GDP đánh giá lại (khoảng 53,2% trên cơ sở GDP chưa đánh giá lại); nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN có thể cao hơn 25% với dự báo thu ngân sách còn gặp khó khăn, cần có biện pháp để kiểm soát chỉ tiêu này.
Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý nợ công, những giải pháp nào sẽ cần được chú trọng, thưa ông?
- Trước tiên, tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách về quản lý nợ công và triển khai công cụ quản lý nợ chủ động, kiên định với các mục tiêu cơ cấu lại NSNN, nợ công, cải thiện dư địa chính sách tài khóa theo định hướng tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.
Tổ chức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách cho đầu tư phát triển với chi phí – rủi ro hợp lý. Đối với vay trong nước, tiếp tục đa dạng hóa các hình thức và kỳ hạn huy động vốn vay của Chính phủ để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, thị trường TPCP cả về chiều rộng, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, thị trường trái phiếu.
Đối với nguồn vốn nước ngoài, tận dụng tối đa các khoản vay ODA còn lại và tranh thủ huy động hợp lý các khoản vay ưu đãi; tập trung giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với các hiệp định đã ký vay đến cuối năm 2020 chuyển sang giai đoạn 2021-2025.
Các bộ, ngành, địa phương thường xuyên đôn đốc hoàn tất các thủ tục đầu tư trong nước để thúc đẩy việc đàm phán, ký kết các hiệp định vay nước ngoài của Chính phủ mới, đảm bảo huy động vốn kịp thời cho các dự án đầu tư.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, gắn với trách nhiệm trả nợ. Đặc biệt quan trọng là bảo đảm nguồn để thanh toán mọi nghĩa vụ nợ đầy đủ, đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn ảnh hưởng đến cam kết của Chính phủ và xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Thực hiện nghiệp vụ quản lý nợ chủ động, mua lại, hoán đổi để giãn đỉnh nghĩa vụ trả nợ cao tại một số năm nhằm kéo dài kỳ hạn nợ Chính phủ.
Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý nợ công, kiểm soát các nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng bằng các công cụ, chính sách phù hợp hơn với thông lệ tốt của quốc tế và điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Gần 31,4 tỷ USD đã “đổ” vào Việt Nam trong 11 tháng
14:42 | 10/12/2024 Kinh tế
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 73,5% kế hoạch năm
21:45 | 07/12/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics