Nắm bắt xu hướng và chuyển đổi số: Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
![]() | Tận dụng cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp phục hồi |
![]() | Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số |
![]() | Đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp qua bộ chỉ số DBI |
![]() |
Dây chuyền sản xuất hiện đại tại Công ty cổ phần May Đức Giang. Ảnh: S.T |
60% doanh nghiệp khó tiếp cận khách hàng
Khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, có tới 92% doanh nghiệp cho biết bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19. Hầu hết doanh nghiệp trong tất cả lĩnh vực ngành nghề và địa phương đều phải đương đầu với các vấn đề như: khó tiếp cận khách hàng (60%), thiếu hụt nhân công (53%), mất cân đối dòng tiền (52%), đứt gãy chuỗi cung ứng (52%)…
Đặc biệt, lạm phát gia tăng và thắt chặt tài chính đã “phủ bóng đen” lên kinh tế Mỹ và châu Âu, dẫn đến sự suy giảm nhu cầu toàn cầu kể từ quý 2/2022, khiến tình hình đơn hàng của không ít doanh nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng. Báo cáo “Biến động về thị trường xuất khẩu của ngành gỗ: Từ góc nhìn doanh nghiệp” do Nhóm nghiên cứu của các hội, hiệp hội ngành gỗ vừa công bố cho thấy, tại thị trường Hoa Kỳ, số lượng đơn hàng của các doanh nghiệp được khảo sát giảm trung bình 45,4%. Một số doanh nghiệp không còn đơn hàng. Tại thị trường EU, các doanh nghiệp đã phản ánh mức giảm trung bình khoảng 44,6%, trong đó một doanh nghiệp có số đơn hàng giảm mạnh từ 80-100%...
Cũng về vấn đề này, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, VCCI đã tiếp nhận nhiều phản ánh của doanh nghiệp về việc chi phí cho hoạt động vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Những phiền hà liên quan đến thủ tục đất đai, những mâu thuẫn, chồng chéo giữa một số văn bản pháp luật về đầu tư kinh doanh đang là “điểm nghẽn”, làm giảm năng lực cạnh tranh trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phúc Sinh cho biết, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp và xuất khẩu rất nhiều mặt hàng nông sản trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không quan tâm đến truy suất nguồn gốc, trồng trọt ở đâu... Các doanh nghiệp làm nội địa tại Việt Nam dù lớn, nhưng không gắn chặt với các vùng sản xuất, chế biến, trong khi các khách hàng châu Âu rất quan tâm đến phát triển bền vững và truy suất nguồn gốc.
Do đó, ông Phan Minh Thông cho hay, Công ty đã đầu tư rất nhiều vào các hoạt động có chiều sâu, phát triển bền vững để đáp ứng các nhu cầu mà thế giới đã thay đổi, hoặc có đòi hỏi cao hơn. Nhờ vậy, trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh số của Phúc Sinh đã tăng 50% so với 2021. Từ câu chuyện của mình, ông Phan Minh Thông nhận định, các doanh nghiệp hiện nay phải giải được “bài toán” về đầu tư vào trong ngành chế biến, bởi nếu không đầu tư chế biến, thì việc cạnh tranh càng trở nên khó khăn.
Thực tế, vấn đề về việc doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu đã được cảnh báo lâu nay. Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam đã không ít lần lên tiếng về sức phát triển của khu vực doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé khi so với các quốc gia trong khối ASEAN. Vị chuyên gia này dẫn chứng, ở Thái Lan, quốc gia có dân số thấp hơn Việt Nam, nhưng có 3 triệu doanh nghiệp; tại Indonesia, dân số gấp rưỡi Việt Nam nhưng họ có 5 triệu doanh nghiệp… Hơn nữa, theo ông Bình, quy mô của các doanh nghiệp đang “nhỏ bé” dần, dẫn tới doanh nghiệp không thể tận dụng được lợi thế về quy mô, không tập trung được vốn để đầu tư vào công nghệ… để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tìm xu hướng kinh doanh mới, đi vào thị trường ngách
Từ những khó khăn nêu trên, cùng với sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý, yêu cầu cấp thiết đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam là phải cải thiện năng lực quản trị, sản xuất một cách bài bản, căn cơ hơn giúp giảm giá thành, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tận dụng thời cơ từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), chuyển đổi số…
Phát biểu tại Diễn đàn: "Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững" diễn ra mới đây, ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho rằng, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được lợi ích từ các cam kết mở cửa thị trường tại các FTA đã ký kết. Theo số liệu của Bộ Công Thương, hàng năm, đã có hơn 1 triệu bộ C/O ưu đãi được cấp với trị giá khoảng 61,19 tỷ USD, với mức tăng khoảng 15% về trị giá và tăng 10% về số lượng bộ C/O hàng năm. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên Hiệp định CPTPP đạt mức tăng tốt…
Ông Trịnh Minh Anh cũng cho rằng, cơ hội và thách thức từ các FTA là song hành, các FTA chỉ có thể mang lại lợi ích thực sự cho nền kinh tế khi cộng đồng doanh nghiệp có thể phát huy tối đa vai trò và năng lực của mình trong quá trình thực thi. Vì thế, để tiếp tục mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ông Trịnh Minh Anh cho rằng, doanh nghiệp cần đón đầu và tận dụng cơ hội về dòng vốn dịch chuyển đầu tư; đặc biệt là dòng vốn đầu tư của các nước ra khỏi Trung Quốc, Hồng Kông... Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của sản phẩm và để tận dụng tối đa ưu đãi của 15 FTA…
Bên cạnh đó, việc tìm kiếm những xu hướng kinh doanh mới, đi tìm thị trường ngách cũng cần được các doanh nghiệp chú trọng. Trong buổi làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài vào ngày 19/8 vừa qua, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập vào các thị trường ngách tại Bắc Âu bằng các sản phẩm sạch, thân thiện môi trường, ví dụ sản phẩm mít non đóng hộp, các sản phẩm làm từ tre, cói… đều đang được rất ưa chuộng tại đây. Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi cho hay, Nam Phi cũng là nước xuất khẩu nông nghiệp, nên để mặt hàng trái cây của Việt Nam vừa có thể thâm nhập vào thị trường này và vừa có giá trị cao hơn, các doanh nghiệp Việt Nam nên chế biến các loại trái cây tươi thành sản phẩm bao hàm giá trị gia tăng như nước quả, thực phẩm đóng hộp…
Mặt khác, theo nhiều doanh nghiệp, trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp ứng phó với các thách thức mới, phục hồi sản xuất và nâng cao lợi thế cạnh tranh nhằm tham gia bền vững vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế. Đặc biệt, các doanh nghiệp đều đề nghị cần đẩy mạnh chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Bảo đảm môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Quốc hội sẽ tiếp tục phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động, ban hành các quyết sách đúng đắn, kịp thời, đảm bảo tính ổn định, đồng bộ, thống nhất, luôn đồng hành và tiếp thu các đề xuất, sáng kiến hay của doanh nghiệp, doanh nhân và VCCI trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân. Quốc hội cũng sẽ tăng cường rà soát các văn bản và giám sát việc thi hành pháp luật, bảo đảm môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. (Phát biểu tại buổi làm việc của Đoàn công tác của Quốc hội với VCCI, ngày 19/8) PGS. Trần Phương Trà, Giám đốc chương trình Quản trị kinh doanh, Trường Kinh doanh IPAG (Paris, Pháp), Giám đốc mạng lưới chính sách kinh tế EPNet, AVSE Global: Đổi mới sáng tạo mạnh mẽ
Tại Việt Nam, các cơ quan chức năng đã xác định, cũng như đưa ra chiến lược xem tăng trưởng xanh và chuyển đổi số là công cụ để phát triển. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có khả năng đổi mới sáng tạo mạnh mẽ để đảm bảo khả năng thích ứng với sự biến đổi hiện tại. Các doanh nghiệp cũng cần xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể, xác định ưu tiên các chương trình tạo ra giá trị cho doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông: Cấp thiết chuyển đổi số
Chuyển đổi số quốc gia đã được thúc đẩy mạnh mẽ. Các doanh nghiệp cần tận dụng chuyển đổi số để tăng năng lực cạnh tranh. Các số liệu cho thấy, có 69% doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đẩy nhanh chuyển đổi số để đối phó với đại dịch, nhưng con số này ở Việt Nam là 47%, cho thấy chuyển đổi số là một nhu cầu cấp thiết đối với nước ta. Mô hình chuyển đổi số trong doanh nghiệp bao gồm: Công nghệ mới để tối ưu hóa quy trình, phân tích dữ liệu để đưa ra các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm dịch vụ mới, tạo ra các giá trị tiên tiến. Do đó, để chuyển đổi số, trước hết, doanh nghiệp cần tư duy lại hướng kinh doanh, cạnh tranh, đánh giá lại chuỗi giá trị, đồng thời kết nối lại với khách hàng, tăng trải nghiệm khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp. Minh Chi (ghi) |
Tin liên quan

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng
13:38 | 09/05/2025 Xu hướng

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
13:44 | 09/05/2025 Thuế

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp
10:40 | 09/05/2025 Hải quan

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”
15:44 | 08/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
20:43 | 07/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng
13:30 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bán lẻ Hà Nội kỳ vọng bùng nổ với các dự án quy mô lớn
07:41 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%
11:44 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới
11:43 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Cần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài
11:34 | 06/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá biệt thự, liền kề trên thị trường sơ cấp giảm theo quý nhưng tăng mạnh theo năm
20:01 | 05/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga thuận lợi
14:36 | 05/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Đơn đặt hàng mới giảm mạnh trước thông tin thuế quan của Mỹ
14:34 | 05/05/2025 Xu hướng

Thu hồi 10 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
14:30 | 05/05/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm của Công ty Linh Anh

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Đẩy mạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào quản lý thuế

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

Vận chuyển trái phép tiền tệ, vàng qua hàng không có dấu hiệu gia tăng

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư
