Năm 2022: Xuất khẩu thuỷ sản đối mặt nhiều khó khăn
Xuất khẩu thủy sản: Kỳ vọng từ các mặt hàng chủ lực | |
Loạt khó khăn ngành khai thác, xuất khẩu thuỷ sản đang phải đối mặt |
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: TTXVN |
“Nhắm” mục tiêu 8,9 tỷ USD
Nói về những yếu tố tác động tới XK thuỷ sản trong năm 2022, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) đánh giá, ở khía cạnh thuận lợi, kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại sau khi chiến lược tiêm vắc xin cho toàn dân được thực hiện, dịch Covid-19 được kiểm soát. Việt Nam có lợi thế từ việc tận dụng các ưu đãi của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA)…
Theo Tổng cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020 (8,41 tỷ USD), đạt 104,6% so với kế hoạch (8,5 tỷ USD). Nếu tính cả bột cá và thức ăn thủy sản (685,2 triệu USD), tổng trị giá XK thủy sản năm 2021 đạt 9,57 tỷ USD, bằng 107,6% so với năm 2020 (tổng là 8,89 tỷ USD). |
Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản cũng cho rằng, thách thức là tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp với việc xuất hiện biến chủng mới. Việc giao thương giữa các quốc gia vẫn còn khó khăn, giá cước vận chuyển quốc tế chưa có xu hướng giảm.
“Yếu tố nổi cộm khác là yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường; “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) chưa được tháo gỡ. Cường độ khai thác ở mức cao trong khi nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng suy giảm. Lao động trong khai thác thiếu về số lượng và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng”, ông Hùng nói.
Bên cạnh đó, tình hình phức tạp về an ninh trật tự trên biển (các nước tăng cường kiểm soát tàu cá, ngư trường khai thác bị thu hẹp); các quy định mới của Luật Thủy sản 2017 về quản lý khai thác theo hướng bền vững, hiệu quả, có trách nhiệm đang được triển khai thực hiện song vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cũng là những thách thức đối với kế hoạch năm 2022 của ngành thuỷ sản.
Theo ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad, Bộ NN&PTNT), số DN chế biến và XK thủy sản có sự tăng trưởng rất tích cực trong năm 2021. Tuy nhiên, trong năm 2022, dịch bệnh tiếp tục là cản trở lớn tới sản xuất, XK thủy sản; đặc biệt khi chính sách kiểm soát Covid-19 giữa các quốc gia có khác biệt. Ví dụ, hiện nay Việt Nam đang gặp khó XK thủy sản sang Trung Quốc khi quốc gia này áp dụng chính sách “Zero Covid-19”.
Ngoài ra, tình trạng sử dụng kháng sinh, phụ gia thực phẩm trong thủy sản tiếp tục là điểm đáng chú ý; thay đổi chỉ tiêu của các thị trường NK cũng là vấn đề cần lưu tâm… “Năm 2021, chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản đã có cải thiện đáng kể, tình hình lạm dụng hóa chất kháng sinh trên tôm, cá tra có tín hiệu giảm. Tuy nhiên, cũng có dấu hiệu gia tăng ở những sản phẩm khác như các lóc, cá rô phi... Nafiqad sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thuỷ sản triển khai nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát dư lượng, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản và chất bảo quản trong đối tượng khai thác”, ông Lê Bá Anh nhấn mạnh.
Về mặt con số, năm 2022, toàn ngành thuỷ sản hướng tới mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,73 triệu tấn, bằng 100,03% so với năm 2021. Trong đó, sản lượng khai thác khoảng 3,78 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng khoảng 4,95 triệu tấn. Kim ngạch XK thủy sản đạt khoảng 8,9 tỷ USD, bằng 100,1% so với năm 2021.
Mong phát triển loài nuôi mới
Từ góc độ hiệp hội, ngành hàng, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ, vấn đề cộng đồng DN đang quan tâm nhất là giá thành. Muốn XK bền vững phụ thuộc nhiều thứ, trong đó giá thành là nòng cốt để đẩy mạnh XK; là yếu tố quyết định sức XK thuỷ sản Việt Nam 3 năm, 5 năm hay 10 năm tới. Khảo sát của VASEP cho thấy, giống là một trong những yếu tố quyết định giá thành, tỷ lệ sống sót của giống quyết định giá thành ở mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra.
“Thuỷ sản Việt Nam đang bị cạnh tranh với Ecuador, Ấn Độ… Trong năm 2021, Ecuador chuyển dịch mạnh tăng thị phần XK tại châu Âu, Mỹ, giảm thị phần tại Trung Quốc. Cụ thể, Ecuador đã giảm tỷ lệ từ 53% xuống 45% tại Trung Quốc và tăng ở tổng 2 thị trường châu Âu và Mỹ lên 46%. Chuyển dịch của họ sẽ tạo ra cạnh tranh mới với thủy sản Việt Nam. DN mong muốn thời gian tới Tổng cục Thuỷ sản tiếp tục đẩy mạnh vấn đề con giống”, ông Nam nói.
Phó Tổng Thư ký VASEP phân tích thêm, 10 năm qua, XK thủy sản Việt Nam tăng nhanh, đó là nhờ có sự tham gia của mặt hàng mới là tôm chân trắng, tạo ra giá trị lớn. “Vậy trong 10 năm tới, chúng tôi mong có được 1 loài mới. Chúng tôi đang nhìn vào mặt hàng rong biển, thế giới có sức ăn rất lớn, ngoài ra còn có mặt hàng cá rô phi. Mong rằng năm 2022 có loài nuôi mới, sẽ giúp tạo sức bật mới nhanh hơn là nỗ lực tăng trưởng XK 1-2% trên loài nuôi cũ”, ông Nam nhận định.
Ông Nguyễn Quang Hùng khẳng định, năm 2022, Tổng cục Thuỷ sản sẽ tiếp tục triển khai các FTA đã ký kết như CPTPP, EVFTA, FTA Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA)… có hiệu quả đảm bảo mục tiêu XK của ngành, hướng tới một ngành thủy sản phát triển bền vững; đồng thời tiếp tục đàm phán ký kết các biên bản hợp tác với các quốc gia (Indonesia, Malaysia, Myanmar,...) để trước mắt giải quyết vấn đề khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nhằm tháo gỡ “Thẻ vàng” của EC…
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Vì sao thủy sản xuất khẩu sang một số nước Trung Đông bị ách tắc?
09:15 | 18/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics