Năm 2021 yêu cầu tiết kiệm chi ngân sách tối thiểu 15% so với năm 2020
TPHCM: Tiết kiệm chi ngân sách gần 3.000 tỷ đồng | |
Cơ cấu thu - chi ngân sách nhà nước được điều chỉnh theo hướng bền vững | |
Các địa phương phấn đấu thu ngân sách vượt tối thiểu 3% dự toán năm 2021 |
Cơ quan Thuế phối hợp với Kho bạc Nhà nước hướng dẫn người nộp thuế kê khai, nộp thuế đúng mục lục. Ảnh: T.Linh. |
Tiếp tục siết chi thường xuyên
Theo Thông tư, các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2021 cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo tối thiểu bằng mức dự toán thu ngân sách nhà nước Thủ tướng Chính phủ giao.
Ngoài việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước, các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao nhiệm vụ thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật cho các đơn vị trực thuộc (nếu có).
Việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2021 phải trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ các nguồn thu phát sinh và kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2020; căn cứ các chính sách, pháp luật về thu ngân sách; dự báo mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, tình hình sản xuất - kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn.
Đồng thời, trong dự toán phải tính đến yếu tố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu thuế; ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn thuế; tích cực đôn đốc thu hồi nợ thuế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế theo quy định.
Trong phạm vi số thu phí, số phí nộp ngân sách đã giao, số phí để lại chi theo quy định Bộ Tài chính giao, các bộ, cơ quan trung ương thực hiện giao dự toán cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc. Trong phạm vi dự toán chi từ nguồn thu phí được để lại do Bộ Tài chính giao, các bộ, cơ quan trung ương chủ động quản lý, sử dụng cho các nội dung theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ, gửi Bộ Tài chính kiểm tra cùng với phương án phân bổ ngân sách theo quy định.
Đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù bằng các nguồn thu nghiệp vụ, nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của cấp có thẩm quyền, các bộ, cơ quan trung ương hướng dẫn lập kế hoạch thu, chi năm 2021 theo cơ chế hiện hành, yêu cầu tiết kiệm chi tối thiểu 15% so với năm 2020.
Giữ ổn định tỷ lệ phân chia một số khoản thu
Cũng theo Thông tư, năm 2021 tiếp tục ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã được Quốc hội quyết định năm 2017; ổn định số bổ sung cân đối ngân sách (nếu có) từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương theo mức đã được Quốc hội quyết định năm 2020; bổ sung cho ngân sách địa phương để thực hiện tiền lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng được Thủ tướng Chính phủ giao cho từng địa phương.
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương thực hiện theo đúng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và quyết định của UBND cấp tỉnh đã quyết định đối với năm ngân sách trong thời kỳ ổn định.
Đối với năm 2021, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách cấp dưới so với năm 2020. Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động làm ngân sách địa phương tăng thu lớn, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định theo quy định. Đồng thời, ngân sách cấp tỉnh bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách cấp dưới để thực hiện tiền lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng theo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và quyết định của UBND cùng cấp.
Năm 2021 cũng sẽ tiếp tục thực hiện giữ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia, cơ chế điều tiết một số khoản thu đặc thù.
Theo đó, thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu, năm 2021 tiếp tục ổn định tỷ lệ (%) thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu như đối với năm 2017. Theo đó: 37,2% số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu là khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; 62,8% số thu thuế bảo vệ môi trường điều tiết 100% số thu về ngân sách trung ương.
Cơ quan Thuế phối hợp với Kho bạc Nhà nước hướng dẫn người nộp thuế kê khai, nộp thuế đúng mục lục ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách đối với số thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện điều tiết tiền thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước như phân cấp quy định tại Nghị quyết số 64/2018/QH14. Đối với giấy phép do cơ quan trung ương cấp, thực hiện phân chia 70% số thu cho ngân sách trung ương, 30% số thu cho ngân sách địa phương; đối với giấy phép do UBND cấp tỉnh cấp, thực hiện phân chia 100% số thu cho ngân sách địa phương; tiếp tục thực hiện điều tiết 100% về ngân sách trung ương số thu từ xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan quản lý thị trường...
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK