Mỹ phẩm “dởm” một bước phù phép lên hàng hiệu
![]() | Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm vi phạm tại 2 cửa hàng phụ liệu tóc |
![]() | Khám xét xe tải chở trên 76.000 sản phẩm hàng hóa Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm |
![]() | Lạng Sơn: Phát hiện lô mỹ phẩm có dấu hiệu nhập lậu |
![]() |
Lực lượng QLTT Hà Nội tiêu hủy lô nước hoa, mỹ phẩm... trị giá gần 2 tỷ đồng trong tháng 7/2021. Nguồn Tổng cục QLTT |
Khó phân biệt thật-giả
Theo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), việc quảng cáo, bán mỹ phẩm trên thương mại điện tử, internet, mạng xã hội, các ứng dụng trực tuyến... ngày càng phổ biến. Đây là môi trường thuận lợi để các đối tượng vi phạm lợi dụng bán các sản phẩm mỹ phẩm giả, kém chất lượng nhằm trốn tránh kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Mỹ phẩm giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được sản xuất khá tinh vi, rất khó phân biệt.
Thời gian qua, lực lượng chức năng (Công an, QLTT…) đã phát hiện, xử lý nhiều cơ sở sản xuất, đóng gói mỹ phẩm giả, kém chất lượng trong nước (tự pha chế nguyên liệu, đóng gói, pha trộn, phân phối…) và mỹ phẩm nhập lậu. Có những lô mỹ phẩm giả bị lực lượng chức năng thu giữ, đối tượng đã sản xuất ở nước ngoài, rồi vận chuyển về Việt Nam. Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả bị lực lượng chức năng “sờ gáy” còn trang bị đầy đủ các dụng cụ, máy móc pha chế, đóng gói, dán nhãn…
Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục QLTT) Nguyễn Đức Lê cho biết, mỹ phẩm giả, kém chất lượng trên thị trường cũng như nguyên liệu, hương liệu để sản xuất mỹ phẩm giả chủ yếu có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập lậu và xách tay về Việt Nam tiêu thụ. Có trường hợp mỹ phẩm nhập lậu vào Việt Nam còn chưa gắn nhãn mác giả mạo và khi pha chế, sang chiết, đóng gói… mới được các đối tượng gắn nhãn hiệu nổi tiếng để đưa ra thị trường tiêu thụ. Không những vậy, các đối tượng còn lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh các loại hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không bảo đảm an toàn… Đây cũng là khó khăn đối với lực lượng chức năng do thiếu các công cụ hiệu quả để giám sát, theo dõi giao dịch cũng như truy xuất các đối tượng giao dịch, địa điểm kinh doanh, địa điểm cất giữ hàng hóa.
![]() |
Người tiêu dùng nên cảnh giác
Để đấu tranh, ngăn chặn, thời gian qua, ngoài việc chủ động thu thập thông tin, khảo sát thị trường và tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm, Tổng cục QLTT đã chỉ đạo lực lượng QLTT các địa phương tổ chức tuyên truyền, ký cam kết tới từng hộ kinh doanh tại những địa bàn trọng điểm để nâng cao nhận thức và giúp các cơ sở kinh doanh chủ động, tự giác phòng tránh hàng giả, kém chất lượng. Cùng với đó, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng như Hải quan, Công an để tăng cường chia sẻ thông tin và phối hợp trong công tác đấu tranh phòng chống mỹ phẩm giả, kém chất lượng.
Ông Nguyễn Đức Lê khuyến cáo, mua phải mỹ phẩm giả, người tiêu dùng vừa mất tiền vừa tổn hại tới sức khỏe. Vì vậy, người tiêu dùng nên mua mỹ phẩm của những cơ sở có uy tín, không nên mua mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Người tiêu dùng cần lưu ý các thông tin trên bao bì, nhãn hàng hóa, hạn sử dụng, địa chỉ nơi sản xuất, công bố chất lượng. Đối với mỹ phẩm nhập khẩu người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ của mỹ phẩm, nhất là nhãn phụ bằng tiếng Việt phải đầy đủ thông tin bắt buộc theo quy định pháp luật Việt Nam, cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phải rõ ràng.
Người tiêu dùng cũng nên cảnh giác với các sản phẩm giá rẻ bất thường, các sản phẩm giá quá rẻ so với thị trường có thể tiềm ẩn nguy cơ không bảo đảm chất lượng, hàng giả... Người tiêu dùng cần phản ánh kịp thời khi phát hiện các hành vi vi phạm trong kinh doanh mỹ phẩm cho các cơ quan chức năng như: QLTT, Công an… để được xử lý cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình kịp thời.
Theo báo cáo thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN. |
Tin liên quan

Mặt trái của cơn sốt livestream
11:11 | 29/04/2025 Thương mại điện tử

Cao Bằng: Phát hiện gần 3 tấn lá thuốc lá không rõ nguồn gốc
10:09 | 11/02/2025 Hồ sơ

Tạm giữ hơn 13 tấn thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
15:03 | 07/01/2025 Hồ sơ

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế
10:06 | 12/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ
20:24 | 09/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
13:41 | 09/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok
08:58 | 09/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc
21:50 | 08/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng
10:35 | 08/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù
08:57 | 08/05/2025 Hồ sơ

Vận chuyển trái phép tiền tệ, vàng qua hàng không có dấu hiệu gia tăng
13:51 | 07/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Doanh nghiệp bị cưỡng chế vì nợ thuế quá hạn
13:46 | 07/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cận cảnh 2 container thuốc lá lậu Hải quan bắt giữ
13:42 | 07/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Khởi tố doanh nghiệp xuất lậu 2 container thuốc lá
10:12 | 07/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Bộ Công an khởi tố hơn 30 bị can liên quan đến các đường dây thuốc giả, sữa giả
10:07 | 07/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Chặn thực phẩm đông lạnh xuất nhập lậu qua khu vực cửa khẩu Chi Ma
14:37 | 06/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

Chi cục Hải quan khu vực XVII: Đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

Chi cục Hải quan khu vực XVII: Đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Ngành Thuế tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 5

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

Hà Tĩnh cần hơn 14.000 tỷ đồng phát triển cảng biển

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
