Mỹ Latinh với vai trò định hình trật tự quốc tế hậu khủng hoảng
![]() |
Trong những thời khắc quan trọng, Mỹ Latinh luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng trật tự quốc tế |
Kể từ thời hậu Chiến tranh thế giới thứ II, khu vực này đã luôn được tích hợp vào tiến trình xây dựng hệ thống vận hành kinh tế quốc tế. Mỹ Latinh đã có mặt, đưa ra sáng kiến và đôi khi dẫn dắt những tiến trình nhằm củng cố xu hướng đa phương vẫn còn non trẻ hiện tại. Và lần này cũng không khác biệt khi thế giới đang trong quá trình định hình lại sau cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Đại dịch này cho thấy rõ rằng hệ thống quốc tế và các thể chế, cũng như chính sách công của các quốc gia vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn và thách thức của thế kỷ XXI.
Cuộc khủng hoảng đa chiều mà đại dịch Covid-19 gây ra có hệ quả toàn cầu và đặt khả năng hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững của Mỹ Latinh trước nguy cơ nghiêm trọng. Thương mại quốc tế, lĩnh vực mà Mỹ Latinh có mức độ phụ thuộc cao, có thể sụt giảm tới hơn 30%, gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất, tình trạng việc làm, ngân sách công và việc trang trải cho các hệ thống an sinh xã hội. Đây là những yếu tố sẽ gây ra ảnh hưởng xã hội sâu rộng.
Các dự báo đều cho thấy Mỹ Latinh sẽ trải qua suy thoái kinh tế đáng kể, thậm chí là mức tồi tệ nhất từng ghi nhận trong lịch sử. Sự sụt giảm về của cải và việc làm ở cấp độ chưa từng có tại khu vực này sẽ song hành cùng bước thụt lùi trong phát triển và trong cuộc đấu tranh chung nhằm chống lại đói nghèo và bất bình đẳng. Các nước trong khu vực sẽ phải đối diện với nhiệm vụ kép là phòng chống dịch, cùng với phục hồi kinh tế và để thành công, chính sách của mỗi nước đều cần một môi trường quốc tế thích hợp.
Trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại và nhận thấy sự yếu kém của hệ thống đa phương mà mới đây còn trở nên trầm trọng hơn với quyết định từ chức của Tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Roberto Avezedo, một nhóm các học giả, nhà kinh tế, ngoại giao từ nhiều quốc gia trong khu vực đã cùng soạn thảo và gửi tới chính phủ các nước Mỹ Latinh một bản phân tích và đề xuất về trách nhiệm mà Mỹ Latinh cần đảm đương trong việc định hình trật tự thế giới mới sau khủng hoảng.
Văn bản mang tên "Hiện diện là thiết yếu. Mỹ Latinh cần nhất trí tham dự tích cực vào việc xây dựng trật tự thế giới hậu khủng hoảng" tập hợp chữ ký của các cựu Tổng thống Ricardo Lagos (Chile), Ernesto Zedillo (Mexico) và Vinicio Cerezo (Guatemala), cùng hơn 100 cựu bộ trưởng, hiệu trưởng, trưởng khoa các trường đại học và các học giả danh tiếng của Mỹ Latinh, đại diện một số tổ chức xã hội và giới tư nhân. Văn bản này được coi là một trong những tuyên bố vững chắc nhất về lập trường của cộng đồng chính trị, học thuật và xã hội trong khu vực, tập trung vào một số luận điểm chính.
Trong khi luận điểm đầu tiên chú trọng vào nhận định không có thương mại quốc tế thông thoáng thì sẽ không có tăng trưởng kinh tế vững chắc, thì luận điểm thứ hai tập trung vào tính cấp thiết của các thể chế mạnh trên cấp toàn cầu và khu vực nhằm đưa ra các tiên liệu cần thiết để thúc đẩy thương mại và đầu tư, đồng thời tạo hiệu ứng tích cực lên tình trạng lao động và các chính sách xã hội để góp phần phục hồi.
Văn bản cho rằng Mỹ Latinh cũng cần tập thể lãnh đạo mới, những người có ý tưởng về động lực thúc đẩy các tổ chức đa phương và hội nhập khu vực, bên cạnh nhiệm vụ tăng cường bảo vệ và cải tổ các tổ chức, cơ chế như WTO, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) và Phòng Thương mại quốc tế (ICC), đồng thời duy trì và làm hồi sinh các thể chế hội nhập khu vực như Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (ECLAC), Hiệp hội Hội nhập Mỹ Latinh (ALADI) hay Ngân hàng Phát triển liên châu Mỹ (BID), cùng các tổ chức khu vực về giáo dục, khoa học và văn hóa.
Cuối cùng, văn bản đánh giá yếu tố then chốt mà Mỹ Latinh cần nắm bắt là sự nhất trí về ý tưởng và mục đích để ứng phó với thách thức to lớn mà khu vực này đang đối diện nhằm tạo một lối thoát thực sự khỏi cuộc khủng hoảng, đồng thời xây dựng một tương lai bền vững về mặt xã hội, kinh tế và môi trường.
Đề xuất của văn bản nêu rõ từ cuộc khủng hoảng sẽ nổi lên một trật tự quốc tế mới, nhưng chưa thể chắc chắn rằng đó sẽ là một trật tự khả quan hơn. Mỹ Latinh cần tăng sức nặng cho tiếng nói của mình trong tiến trình này, nếu không muốn bị gạt sang bên lề. Để có một vai trò mạnh mẽ hơn, đồng thời tạo ra những điều kiện phục hồi kinh tế và xã hội từ khủng hoảng, Mỹ Latinh cần tái kích hoạt và củng cố tiến trình hội nhập khu vực, hợp tác và nhất trí trong việc duy trì xu hướng đa phương dựa trên nguyên tắc và trên các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Tin liên quan

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội "chốt" năm 2025 tăng trưởng trên 8%
14:56 | 19/02/2025 Sự kiện - Vấn đề

Tháo gỡ rào cản thể chế, dồn sức vượt khó khăn cho tăng trưởng GDP đạt trên 8%
20:27 | 15/02/2025 Kinh tế

Quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt cho tăng trưởng 8% trở lên
19:57 | 05/02/2025 Kinh tế

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan khu vực XX: Chuyển Công an điều tra nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thuế

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

Cửa khẩu Hoành Mô áp dụng tờ khai xuất nhập cảnh từ 17/7/2025

Giấu 2kg bạc để vận chuyển trái phép qua biên giới

Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ thông báo tìm chủ sở hữu hàng tồn đọng (tháng 7/2025)

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

Cửa khẩu Hoành Mô áp dụng tờ khai xuất nhập cảnh từ 17/7/2025

Bảo đảm hệ thống thuế, đăng ký kinh doanh hoạt động thông suốt

(INFORGRAPHICS): Ông Dương Xuân Sinh làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XII

(INFORGRAPHICS): Ông Bùi Thanh San làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XI

Cần tiếp tục cải cách để người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính ở mọi nơi

Lễ trao giải báo chí toàn quốc về ngành Tài chính lần thứ IX sẽ diễn ra chiều 21/7

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt

Đột phá 6 HMO: Bước tiến dinh dưỡng của Vinamilk tại Diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

HDBank ghi dấu ấn mạnh mẽ với ba giải thưởng lớn trong nước và quốc tế

Binh đoàn 20 - Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn: Gặp mặt, tặng quà thương binh, con liệt sĩ

Mô hình "tam giác phối hợp": cần thiết trong kiến tạo chính sách

Tập đoàn CEO đặt dấu ấn chiến lược tại Hải Phòng

Đề xuất quyền được ưu tiên thực hiện thủ tục hành chính đối với người nộp thuế tuân thủ tốt

Thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng hóa chất cơ bản, sản phẩm hóa chất

Gỡ điểm nghẽn pháp lý, hiện thực hóa mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ cao

Hướng dẫn thực hiện mức thuế suất theo Nghị định 199/2025/NĐ-CP

Doanh nghiệp, phương tiện vận tải hàng của Trung Quốc được hoạt động vào sâu lãnh thổ Việt Nam

Tháo gỡ vướng mắc về đăng ký thuế và quyết toán thuế TNDN cho Quỹ Đầu tư phát triển

Xuất nhập khẩu tiến sát mốc 500 tỷ USD

Xuất khẩu da giày tăng trưởng hai chữ số

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt

Doanh nghiệp xuất khẩu hộp nhôm sang Hoa Kỳ đối mặt rào cản mới

Bất ổn thuế quan, thủy sản Việt Nam mất ngôi đầu xuất khẩu sang Mỹ

Gần 1 tỷ USD đầu tư các bến cảng ở Lạch Huyện, Hải Phòng

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số

Thu hồi kem chống nắng Vitamin C và Sun Cream do bị kết luận là hàng giả

Việt Nam - Thị trường y dược tỷ đô

TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Giá xăng đồng loạt giảm sau 15h, xuống dưới 20.000 đồng/lít

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa thể bứt phá, vì sao?

Nhiều cơ sở bị xử phạt vì bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Ép khách hàng vay kèm bảo hiểm: "Luật ngầm" cần loại bỏ

Việt Nam trong kỷ nguyên mới – An ninh mạng là trọng tâm kiến tạo niềm tin số
