Một tờ báo đặc biệt trong lịch sử báo chí Việt Nam
Ông Đặng Đức Hòa gặp lại bạn tù Côn Đảo. |
Người chịu trách nhiệm về nội dung của tờ báo là ông ĐẶNG ĐỨC HÒA, sinh năm 1920. Quê Thái Bình, ông từng đỗ tú tài thời Pháp. Tham gia cướp chính quyền năm 1945 rồi công tác tại Ban Tuyên huấn của Đảng tại chiến khu Việt Bắc. Ông có biệt danh là "Cơ Còi" vì ông là người nhỏ nhắn, có thể rút được chân ra khỏi cùm trong nhà tù, đêm đêm lẻn ra sàn nhà vệ sinh và khu lấy nước công cộng để lấy nước về vắt cho bạn tù uống, vì thế mà nhiều người đã sống sót. Hằng đêm, ông còn cùng bạn tù tham gia làm tờ báo "Phá Ngục" bằng cách viết nội dung tờ báo lên sàn nhà để sáng sớm cho các bạn tù cùng đọc.
Khi còn sống, ông Đặng Đức Hòa thường kể: Tờ báo Phá Ngục và cuộc vượt ngục của gần 200 tù nhân Côn Đảo ngày 12/12/1952 là hai bí mật lớn nhất của tù nhân chính trị Côn Đảo thời gian đó.
Báo “Phá Ngục” được anh em tù nhân viết bài bằng giấy vỏ bao thuốc lá, bút chì kiếm được từ bên ngoài. Nhưng giấy và bút không phải dễ mà có được. Đang trong hoàn cảnh bế tắc, một đêm do trằn trọc suy nghĩ, ông Hòa tỉnh dậy thấy một bạn tù đang tự học bằng cách lấy san hô viết lên mặt sàn. Sáng hôm sau ông báo cáo với Đảng bộ nhà tù. Được sự đồng ý của tổ chức, mười anh em ngay lập tức bàn bạc để tổ chức xuất bản số đầu tiên bằng cách dùng gạch và san hô viết trên sàn nhà.
Báo "Phá Ngục" do một nhóm 10 tù chính trị thực hiện. Phá ngục xuất bản mỗi tuần một kỳ. Để báo đến với các bạn tù trong 4 phòng giam tù chính trị cũng là một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo. Khoảng 10h tối, khi cửa phòng giam đóng kín, anh em trong phòng người thì học, người ca hát, người chơi đùa đến khuya nhằm đánh lạc hướng bọn cai để 10 người của "Phá Ngục" viết nội dung báo lên sàn. Nơi đặt "Phá Ngục" là nền nhà ngay trước cửa khu vệ sinh. Đây là chỗ khá an toàn, nếu kiểm tra thì địch cũng ít để ý đến. Từ 10h đêm đến khoảng 1h sáng, Phá Ngục trình bày xong lên sàn, anh em thay nhau đọc thuộc đến khi xong vào khoảng 4 rưỡi sáng. Một nhóm phân công trước lấy hai bao tải dấp nước, kéo lê vài lần là chữ trên nền nhà sạch sẽ. Đến trước khi cai ngục mở cửa cho tù nhân ra ngoài buổi sáng mọi thứ được xóa sạch không còn một dấu vết. “Dây chuyền xuất bản” này làm việc có tổ chức chặt chẽ, ăn ý, tuyệt đối bí mật nên trong suốt thời kỳ tồn tại địch không thể biết đến sự tồn tại của một tờ báo trong tù được viết trên nền nhà giam.
Dựa vào những chỉ đạo của Đảng ủy, anh em trong ban biên tập sẽ lựa chọn đưa tin tức, bài viết, thơ ca lên mặt báo số tiếp theo. Đôi khi, Đảng ủy cũng trực tiếp lựa chọn và quyết định thông tin đăng trên báo. Tù nhân làm thơ rồi gửi đến báo. Phá Ngục đăng cả những thông tin ở trong và ngoài nhà tù. Trong quá trình khuân vác anh em tranh thủ “lấy tin” thông qua việc hỏi chuyện thủy thủ người Việt để biết thêm thông tin từ đất liền. Ban đầu là những tin tức chiến sự ở trên các chiến trường chính, tương quan giữa ta và địch? Trận thắng nào? Những hoạt động của địch ở những vùng địch hậu, vùng tự do? Sau đó, khi đã thân quen với tù nhân mới vào, nhận ra đồng chí của mình thì tiếp tục hỏi đến những thông tin mật hơn: về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, sự chuẩn bị của ta, tổn thất thương vong, về những vùng quê mà chiến sự đang diễn ra ác liệt. Sau nữa là đến tình hình quốc tế, chiến tranh Triều Tiên; đến tình hình Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa anh em. Tuy những thông tin đó có phần chậm hơn so với bên ngoài nhưng cũng rất quý đối với anh em tù chính trị. Thông tin sau đó được chọn lọc, biên tập và tổng hợp lại thành những bản tin ngắn.
Độc giả của Phá Ngục là tù binh trong kháng chiến chống Pháp. Anh em trong 4 phòng giam của khu tù chính trị khoảng 200 người (khoảng 50 người một phòng giam). Những bài báo hay, những bài mang tính chất giáo dục tù án, tuyên truyền đường lối của Đảng ủy, cảm hóa nhóm cai ngục Âu Phi… Mọi người phân công nhau dùng bút chì chép lại trên vỏ bao thuốc lá rồi tìm cách gửi sang các trại tù án.
Những đợt địch khủng bố ác quá, tờ báo không đủ điều kiện để “lên sàn” nữa, Đảng ủy phát động mỗi nơi, mỗi phòng giam làm một tờ báo riêng. Theo cách phổ biến nội dung báo thông qua truyền miệng đến từng tổ. Nội dung của các đợt triển khai vẫn mang phong nền là báo chí, đã qua biên tập. Mỗi tổ trưởng sẽ có trách nhiệm triển khai chủ trương chính sách của tổ đến 10 người còn lại trong tổ của mình nắm được. Thời kỳ này "Phá Ngục" gần như chỉ tồn tại nội bộ khu giam tù chính trị. "Sau này, khi chúng tôi chuẩn bị vượt ngục, một số cai ngục đã thầm ủng hộ rất nhiều vật dụng thiết yếu cho việc làm thuyền vượt biển: như vải, vật liệu đóng thuyền… thậm chí làm ngơ một số hành động của anh em để thuận bề chuẩn bị cho cuộc vượt ngục lịch sử 12/12/1952", ông Đặng Đức Hòa nói.
Tờ báo đã trở thành công cụ tuyên truyền của Đảng ủy tù chính trị trên đảo, tờ báo có vai trò quan trọng trong kế hoạch chuẩn bị cho vượt ngục của Đảo ủy, báo tuyên truyền đường lối chủ trương đến toàn thể anh em. Tác động và nhiệm vụ quan trọng nhất của "Phá Ngục" là thông báo kế hoạch, tiến độ chuẩn bị và phân công công việc đến từng tổ. Do đó, việc đảm bảo báo “lên sàn” đúng ngày ra báo, thông tin nóng hổi cũng như đảm bảo duy trì báo trong vòng bí mật là nhiệm vụ của toàn thể tù nhân. Nó quan trọng không kém việc giữ bí mật cho cuộc vượt ngục. Đảo ủy còn nhận định, địch có tổng cộng 372 người, không có tinh thần chiến đấu. Trong khi ta có 548 tù binh đa phần đã qua chiến đấu, 1.739 tù án mà quá nửa là chiến sỹ trong lực lượng vũ trang có ý chí cách mạng cao, có trình độ, tổ chức, kỷ luật rất tốt. Mọi công việc chuẩn bị tư tưởng, quân sự, hậu cần, các phương án tác chiến được tiến hành với khí thế khẩn trương và tuyệt mật.
Ngày 12/12/1952, cuộc vượt ngục được châm ngòi lúc 11 giờ sáng, đồng chí Phan Du tổng chỉ huy cuộc nổi dậy phất chiến khăn trắng làm hiệu lệnh tấn công. Nhanh như chớp, đại đội quyết thắng đã khống chế được tình hình, bắt 28 binh lính Âu – Phi. Tiếp theo Mũi Cá Mập do đồng chí Văn – Bí thư Đảo ủy trực tiếp chỉ huy vùng lên 200 người đã lên 5 chiếc thuyền do nhóm tù nhân làm đường bí mật chuẩn bị trong thời gian ở ngoài lán trại để vượt biển trở về với đất liền. Không may, gió chướng đột ngột đổi chiều, thổi ngược so với hướng di chuyển của thuyền vào đất liền, thuyền đi rất chậm và nặng. 3 trong số 5 thuyền bị đắm, 2 thuyền còn lại cũng không thể vào được đất liền. Bọn địch đuổi theo và bắt lại. Cuộc vượt ngục coi như thất bại.
Sự kiện ngày 12/12/1952 làm chấn động dư luận nước Pháp và các thuộc địa Pháp, buộc Pháp phải xem lại chính sách với các nhà tù.
Câu chuyện về báo "Phá Ngục" và cuộc vượt ngục lịch sử đã được tác giả Nguyễn Ngọc Oanh biên khảo và Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân xuất bản thành cuốn sách có tên: “Ông Cơ Còi làm báo Phá Ngục ở Côn Đảo” năm 2018.
Câu chuyện về báo "Phá Ngục" thể hiện sự sáng tạo của các nhà báo Cách mạng Việt Nam. Bác Hồ - Nhà báo Nguyễn Ái Quốc – người gây dựng nền móng của báo chí cách mạng Việt Nam bằng việc xuất bản tờ báo Thanh Niên ngày 21/6/1925 cũng là người đã dùng báo chí phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Kể từ đó đến nay, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là lực lượng tin cậy của Đảng. Đội ngũ nhà báo cách mạng thực sự trở thành những chiến sỹ tiên phong trên mặt trận văn hóa tư tưởng./.
Hương Anh- Hòa Hiếu
Tin liên quan
Báo chí cũng là một phần của môi trường kinh doanh
14:30 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền
18:10 | 27/09/2024 Tài chính
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK